Bài giảng: Cây công nghiệp dài ngày

Bài 1: NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI, GIÁ TRỊ KIN H TẾ CỦA CÁC CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY CAO SU, CÀ PHÊ, CHÈ. I. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI, GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY CAO SU (Hevea brasiliensis. L). 1. Nguồn gốc Cây cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, mọc trên một địa bàn rộng 5 đến 6 triệu km2, thuộc toàn bộ lưu vực sông Amazon và vùng kế cận, giữa hai vĩ tuyến 130B-130N (Nguyễn Khoa Chi, 1985). Theo Nguyễn Thị Huệ (1997), phạm vi phân bố của cao su hoang dại chỉ trong khoảng vĩ độ 50 Bắc và Nam. Nó được nhận ra bởi thổ dân vùng Amazôn từ lâu. Tuy nhiên, cho đến cuối thế kỷ XV những người Châu Âu đầu tiên đến đây mới biết chúng, Christophe Colombo phát hiện vào giai đoạn 1493-1496. Mãi đến thế kỷ XVII mới có những công trình nghiên cứu thêm về cây cao su, do La Condamine và Fresneau thực hiện. Sau đó nhờ có phát hiện thêm của Goodyear vào năm 1999 về việc lưu hóa mủ cao su. Từ đó, cao su nhanh chóng trở thành hàng hóa. Bắt đầu, mủ cao su chỉ được khai thác từ cây cao su rừng ở Brazil. Trong suốt cuối thế kỷ XIX Brazil luôn giữ thế độc quyền về sản phẩm của cây này. Tuy nhiên, vào năm 1875 Collins, (người Anh) lần đầu tiên lấy trộm được 2.000 hạt, đem gieo mọc được 12 cây và trồng ở Calcutta - Ấn Độ. Nhưng đã bị chết hết. Sau đó một năm (14/06/1876) Henry Wickham(người Anh), cũng lấy trộm được hơn 70.000 hạt đem gieo tại vườn bách thảo Kew, London mọc được 24 cây. Số cây này được đem trồng tại Colombo - Srilanka. Từ nguồn này cao su phát triển lan rộng khắp vùng Đông Nam Á, Châu Phi và trở lại Châu Mỹ. Trong đó vùng Đông Nam Á có diện tích trồng lớn nhất. Mủ cao su trồng được thu hoạch lần đầu tiên từ 24 cây của Wickham vào năm 1884 tại Colombo - Srilanka. Nó là khởi đầu cho việc phá bỏ thế độc quyền của Brazil. Những năm cuối thế kỷ XX, nhờ có sự hổ trợ của hiệp hội cao su thế giới (IRRDB) có hơn 15.800 cây đầu dòng đã được thu thập từ khắp lưu vực sông Amazon (1974-1982) đã làm phong phú thêm nguồn gen để bổ sung vào nguồn Wickham hiện có, nhờ đó mà khả năng các giống được tạo ra sau này sẽ có nhiều ưu thế về năng suất và nhiều đặc tính ưu việt khác.

pdf29 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2159 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng: Cây công nghiệp dài ngày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã phát triển với lịch sử hơn 100 năm, chỉ chậm hơn thế giới 20 năm. Cây cao su đầu tiên được đưa vào Việt Nam vào năm 1877 do Pierre trồng tại vườn bách thảo Sài Gòn nhưng bị chết. Mãi đến 1897 Raoul lấy hạt giống từ Java về gieo tại vườn ông Yệm tại Thủ Dầu Một và chuyển cây con cho Bác sỹ Yersin để thành lập đồn điền đầu tiên tại Suối Dầu - Nha Trang. Sau đó, Bác sỹ Yersin đã nhiều lần nhập hạt giống từ Colombo để lập vườn. Từ đó cao su đã được thực dân Pháp 6 Bảng 1.1: Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Sản xuất (1000tấn) 7.260 8.003 8.708 8.882 9.255 Tiêu thụ (1000tấn) 7.410 8.033 8.581 8.994 8.968 Nguồn : IRSG 2007 trồng trên nhiều đồn điền tại Đông Nam Bộ và Quãng Trị. Một thời gian bị gián đoạn do chiến tranh, diện tích cao su bi hư hỏng nhiều hơn là diện tích trồng. Đến sau năm 1975 chúng ta chỉ tiếp quản chừng 87.000ha diện tích cao su nhưng gồm chủ yếu là cao su già gần hết chu kỳ kinh doanh. Cho đến nay tổng diện tích cao su đã lên đến gần 400.000ha và có mặt trong ba vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và duyên hải miền Bảng 1.2: Diện tích cao su Việt nam qua Cơ thời kỳ Năm Diện tích (ha) Năm Diện tích (ha) 1920 7.000 1975 60.000 1930 9.100 1985 135.000 1945 138.000 1995 275.000 1961 142.770 2005 478.600 (Nguồn: Mai Văn Sơn 2005) Bảng 1. 3: Kế hoạch trồng cao su đến 2010 ( ha) Thành phần kinh tế Cả nước Đông Nam bộ Tây Nguyên Duyên hải miền Trung Qu ốc doanh 300.000 185.000 100.000 15.000 Li ên doanh 50.000 15.000 35.000 - Tư nh ân 350.000 73.000 215.000 62.000 Cộng 700.000 273.000 350.000 77.000 (Nguồn: Mai Văn Sơn 2005) Trung (Mai Văn Sơn, 2001), với năng suất bình quân trên 1.200kg/ha/năm. Hiện nay với khuynh hướng mở rộng diện tích trồng cao su trên hầu khắp các tỉnh miền Trung, nhiều Công ty cao su mới tại các tỉnh từ Tuy Hoà đến Nghệ An đã được 7 thành lập. Bên cạnh đó, cao su tiểu điền với công nghệ sơ chế mủ đơn giản và hoàn thiện đã và đang được khuyến khích phát triển tại nước ta. Lợi ích của sự đẩy mạnh phát triển này nhằm tận dụng nguồn tiềm năng đất đai sẵn có, nhân lực dồi dào và sự ổn định dân cư trong các vùng đồi, núi. Chủ trương của chính phủ diện tích cao su của nước ta có thể nâng lên đến 700.000 ha trong đó những vùng chủ yếu để mở rộng diện tích là Tây Nguyên và duyên hải miền Trung Việt Nam. II. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI, GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY CÀ PHÊ ( Coffea. L). 1. Nguồn gốc, sự phân bố Khi nghiên cứu hệ thực vật hoang dại các nhà khoa học đã khẳng định cây cà phê được phát hiện cách đây hàng nghìn năm, chúng thường mọc dưới tán nhiều khu rừng thưa thuộc châu Phi. Tới năm 575 sau Công Nguyên mới được đưa về trồng thuần hoá, đến ngày nay hiện có 3 loài cà phê thương mại và được di thực nhập nội tới nhiều nước trên thế giới. * Loài Coffea arabica (cà phê chè) Có nguồn gốc từ Ethiopya và hai vùng phụ cận là cao nguyên Buma thuộc Sudan và phía Bắc Kenya. Các vùng này có độ cao từ 1.200-2.000m và nằm giữa 70–90 vĩ Bắc. Theo Beuthaud và Charieu 1985 cà phê chè từ Ethiopya được đưa tới Yemen sang Java năm 1690, đến Amsterdam (Hà Lan) năm 1706; sang Trung Mỹ, sang Colombia năm 1724. Từ Yemen sang Brazin (Nam Mỹ) năm 1715 và từ Java sang PaPua New Ghine năm 1700. * Loài Coffea canephora Pierre (cà phê vối) và loài Coffea liberica Bull (cà phê mít, dâu da). Có nguồn gốc từ một số nước thuộc Tây và Trung Phi. Cà phê vối từ Tây Phi và Madagatxca đưa sang Nam Mỹ và Amsterdam năm 1889. Sau đó từ Amsterdam đưa sang Java năm 1900 sau đó lại từ Java đưa trở về châu Phi năm 1912. Do giá trị kinh tế cao, là thức uống thơm ngon hợp khẩu vị của nhiều dân tộc trên thế giới nên cà phê đã được trồng trên 75 nước thuộc vùng nhiệt đới. * Cây cà phê ở Việt Nam Hiện nay cây cà phê là cây trồng nông nghiệp đem lạ i kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai sau cây lúa. Cây cà phê sau khi du nhập đã phát triển bền vững ở Việt Nam đến nay đã 151 năm (từ 1857). Năm 1870 tại tu viện Kẻ Sở (Kim Bảng, Hà Nam) bắt đầu trồng thử. Năm 1888 sau 30 năm nhập nội và trồng thử cây cà phê đã được trồng trên quy mô sản xuất do nhiều người Pháp lập đồn điền như: Borel Leconte ở Chi Nê tỉnh Hoà Bình, Condoux-Gombert ở tỉnh Nghệ An, Michel Philip ở tỉnh Quảng Trị, Rossi- Delfante ở tỉnh Đắk Lắk. 8 Những năm sau đó cà phê được trồng ở Trung du Bắc Bộ như: Cổ Nghĩa, Đồng Lăng, Cốc Thôn tỉnh Hà Nam. Ba Vì, Phú Mãn, Hoà Mục tỉnh Hà Tây, Phú Hộ tỉnh Phú Thọ. Đến năm 1920-1925 sau khi phát hiện ra vùng đất Bazan ở Tây Nguyên, người Pháp đã bắt đầu trồng cà phê trên vùng đất này. Sau nhiều năm cây cà phê đã phát triển nhanh ở hầu hết các vùng trước đây đã trồng và mở rộng ra nhiều tỉnh khác với quy mô ngày một tăng. 2. Sơ lược phân loại Việc phân loại cây cà phê đến nay vẫn theo cách phân loại của Linne (1937). Theo Linne cây cà phê thuộc loài cà phê coffea.L họ cà phê Rubiacea, bộ cà phê Rubiales. Năm 1947 theo giáo sư Auguste Chevarier trong tự nhiên có tới 70 loài phụ trong Coffea, trong đó có rất ít loài có giá trị kinh tế và ông chia thành 4 nhóm: Nhóm Eucoffea K.Schum, Argocoffea Piere, Mascarocoffea và Paracoffea Miq. Ba nhóm đầu có nguồn gốc duy nhất ở châu Phi. Nhóm Paracoffea có hai loài mọc hoang ở Việt Nam là Coffea dongnaiensis P.ex.Pit và Coffea Cochinchinensis P.ex.Pit. Nhóm này được xác định có nguồn gốc tại các nước Đông Dương và Ấn Độ. Nhóm Eucoffea K.Schum chỉ có một số loài có Cafein chúng có tầm quan trọng về kinh tế và được trồng trọt. Nhóm Eucoffea K.Schum được chia thành 5 nhóm phụ dựa trên một số chỉ tiêu như cây cao to (Nanocoffea), lá dày (Pachycoffea). Màu sắc của quả (Erytrocoffea). Phân bố theo điều kiện địa lý (Mozambicoffea) gồm các loài tương ứng ở bảng 1.4. Như vậy: Các giống cà phê đang được trồng và có giá trị kinh tế lớn thuộc hai nhóm phụ (1) và (2). Số nhiễm sắc thể cơ bản của chi Coffea là n =11, đặc trưng cho tất cả các chi khác thuộc họ Rubiaceae (Suybenga, 1960). Hầu hết các loài thuộc chi Coffea là những loài nhị bội (2n=22) và đều là những cây hoàn toàn không có khả năng tự thụ phấn. Riêng chỉ có loài cà phê chè (Coffea arabica) là loài tứ bội (2n=44) và có khả năng tự hợp và là cây tự thụ phấn. Các nghiên cứu của Dennarly (1975), Chevalier (1978), Lorearn (1982) đều cho thấy tất cả các loài nhị bội của chi Coffea đều có cấu trúc nhiễm sắc thể giống nhau và xuất phát từ một nguồn gen chung. Nhưng trong quá trình tiến hoá theo những hướng khác nhau về địa lý, môi trường sống v.v. nên dần có sự biệt hoá để hình thành các loài khác, chúng thể hiện khả năng thích nghi của mỗi loài, như C. canephora và C. liberica thích hợp ở những vùng thấp, nóng ẩm và có lượng mưa nhiều. Loài C. arabica tại các vùng nguyên sản sống dưới những tán rừng, quanh năm có ẩm độ không khí cao và trên độ cao từ 1.200-1.800m. Tuy có sự biệt hoá nhưng giữa chúng vẫn có khả năng la i tạo khác loài, trong tự nhiên khả năng tạp giao giữa chúng ít xảy ra 9 vì sự phân bố địa lý và thời gian ra hoa khác nhau. Bảng 1.4: Các nhóm phụ và loài trong chi Coffea Nhóm phụ Cơ loài 1- Erythrocoffea C. arabiaca Linne C. canephora Piere ex Froehner C. congnsis Frochner C. liberiaca Bull ex Hiern C. derrei de Wild var.Excelsa Chev C. klainii Pierre 2- Pachycoffea C. abeokutae Cramer C. oymensis Chev 3- Nanocoffea C. humilis Chev C. brevipes Hiem C. togoensis 4- Melanocoffea C. stenophyla G.Dun C. carrisoi Chev C. mayombensis 5- Mozabicoffea C. chumania C. eugenodes C. kivuensis C. munfindiensis C. zanguebariae C. racemosa Lour C. liguisdes Moore C. salvatrix Swyn & Phil Kết quả nghiên cứu của Demarly (1975) thể tứ bội ở loài C. arabica là một thể đa bội tạp, bộ gen của loài này được hình thành từ 2 bộ gen của 2 loài nhị bội khác nhau hợp thành. Một bộ của loài C. canephora, bộ thứ 2 chưa được xác định rõ, nhưng chúng có mối quan hệ gần gũi với loài nhị bội khác được giả định là C. liberica hoặc C. congensis. Đặc điểm một số loài và giống cà phê + Loài cà phê chè (Coffea arabica) 10 *Giống Typica (Coffea arabica L.var Typica): Có nhiều ở Brazin và một số nước Châu Mỹ La tinh. Typica được tìm thấy sớm, là giống có phẩm chất thơm ngon bậc nhất trong các giống cà phê chè thương mại. Trong điều kiện tự nhiên cây có chiều cao tới 5m. Tán cây hình chóp nón, dạng trung bình. Lá non có màu tím hơi tối hoặc màu đồng nhạt. Phiến lá thon nhỏ, đuôi lá dài nhọn hình mũi mác, mép lá ít gợn sóng. Cành cơ bản (cành ngang, cành quả) yếu, buông rủ tạo với thân cây một góc trên 800. Trên cành có nhiều cành thứ cấp nhỏ yếu (cành tăm hay cành nhớt). Lóng đốt của cành ngang dài, số hoa, quả trên mỗi đốt rất ít biến động khoảng 5-10. Quả và hạt to, dạng quả hơi dài, quả khi chín có màu đỏ. Typica thích hợp với vùng khí hậu ôn hoà, mát, cường độ ánh sáng yếu, mẫn cảm với bệnh gỉ sắt (Hemileia vestatrix B&Br), bệnh đốm mắt cua (Cercospora Coffeicola), nấm hồng (Corticicum salmonicolor), năng suất thấp nên đang bị thay thế bằng các giống khác *Giống Bourbon (Coffea arabica L.var Bourbon): Do giống Typica biến dị, trong điều kiện tự nhiên tại Việt Nam cây có chiều cao 3-4m, tán cây hình trụ không khít tán, dạng trung bình. Lá non xanh nhạt, phiến lá dạng bầu, đuôi lá ngắn, mép lá gợn sóng. Cành cơ bản khoẻ, hợp với thân một góc nhỏ hơn 800, có khả năng phân cành thứ cấp nhiều (7 cấp). Lóng đốt trung bình, số hoa, quả trên đốt cao hơn giống Typica biến động từ 10-20, nhưng quả và hạt có kích thước nhỏ hơn, dạng quả hơi hình cầu, quả chín màu đỏ. Bourbon là giống có chất lượng thơm ngon, thích hợp với khí hậu ôn hoà, cường độ ánh sáng vừa, mẫn cảm với bệnh gỉ sắt, sâu bore dễ xâm nhập. *Giống Catura (Coffea arabica L.var Catura): Là một dạng biến dị của giống Bourbon được chọn lọc ở Brazin. Cây thấp khoẻ, chiều cao không quá 3m, tán cây hẹp nên rất thích hợp mật độ trồng dày từ 5.000-10.000 cây/ha. Lóng đốt thân, cành ngắn, khả năng phân cành thứ cấp nhiều. Số hoa, quả trên đốt nhiều từ 20-30 quả/đốt. Quả và hạt có kích thước nhỏ hơn và dạng bầu gần giống dạng hạt cà phê vối (C. canephora). Catura có hai dạng: Một dạng quả màu đỏ khi chín được gọi là Catura rojo và một dạng quả vàng khi chín được gọi là Catura amarello. Catura có tiềm năng cho năng suất nhưng cần thâm canh cao, dạng quả vàng cho năng suất cao hơn. Chất lượng nước uống khá, gần được như Bourbon, có khả năng chịu hạn, thích hợp với cường độ chiếu sáng mạnh và vùng có độ cao thấp, giống rất mẫn cảm với bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành khô quả (Colletotricum coffeanum Noak) hay còn được gọi là bệnh CBD (Coffee Berry Disease). Giống Catura amarello được trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phù Quỳ-Nghệ An chọn lọc còn gọi là giống PQII. *Giống Catuai (Coffea arabica L.var Catuai): Là sản phẩm lai tạo giữa giống Catura với giống Mundo novo (Mundo novo là cây lai tự nhiên giữa Bourbon và giống Sumatra, trồng ở Việt Nam từ năm 1971). Đặc điểm hình thái tương tự Catura amarello. Cây thấp, tán hẹp thích hợp mật độ trồng dày. Lá non màu xanh nhạt, phiến lá bầu, mép lá gợn sóng nhiều. Lóng đốt ngắn, số hoa quả trên đốt tương đương giống Catura, khả năng phân cành nhiều. Catuai có khả năng chịu hạn tốt hơn Catura, thích 11 hợp với điều kiện khí hậu những vùng có độ cao thấp, cường độ chiếu sáng mạnh, là giống có tiềm năng cho năng suất cao và cần chế độ thâm canh cao. Catuai mẫn cảm trung bình với bệnh gỉ sắt và bệnh khô cành khô quả. Những năm gần đây Cơ nước châu Mỹ La Tinh trồng giống Catura và Catuai trên diện tích lớn. *Giống Catimor (Coffea arabica L.var Catimor): Giống Catimor là giống được lai tạo giữa Hibrido de Timor (cây khác loài) với giống Catura, do Trung tâm nghiên cứu bệnh gỉ sắt Oeiras - Bồ Đào Nha và Viện nghiên cứu cà phê Colombia. Tại Việt Nam, Viện nghiên cứu cà phê Eakmat nhập thế hệ F4, F5 và chọn lọc là thế hệ F6. Catimor có dạng cây thấp, để phát triển tự nhiên cao từ 2-3m (thâm canh tốt có thể cao trên 3m). Tán cây hẹp, đường kính tán cây từ 1,2-1,5m thích hợp mật độ trồng dày 5.000 - 10.000 cây/ha. Hầu hết các đặc điểm hình thái gần như giống Catura rojo. Điểm khác biệt rõ nhất là lá non có màu đồng nhạt. Phiến lá dày màu xanh đậm, mép lá gợn sóng nhiều. Cành cơ bản khoẻ vươn thẳng hợp với thân một góc nhỏ hơn 800, lóng đốt ngắn từ 3-4cm, phân cành thứ cấp nhiều, quả thuộc loại trung bình, khi chín màu đỏ. Trọng lượng 100 hạt từ 12-16g, tỷ lệ quả tươi/nhân biến động từ 5-7,5 tuỳ vào điều kiện trồng. Catimor có tiềm năng cho năng suất rất cao, đòi hỏi thâm canh cao, có khả năng chịu lạnh, kháng cao với bệnh gỉ sắt. Giống này đang được khuyến cáo để thay một số giống cà phê chè khác. Trên đây là 4 giống cà phê chè (Coffea arabica L.) hiện đang được trồng phổ biến và có khối lượng xuất khẩu lớn trên thị trường cà phê quốc tế. Ngoài ra còn có một số giống khác như giống Mundonovo, Moka...do có nhiều hạn chế nên ít được khuyến cáo rộng rãi. + Loài cà phê vối (Coffea canephora Pierre): Cà phê vối được trồng phổ biến trên nhiều nước, chiếm 30% tổng diện tích cà phê. Các nước trồng nhiều cà phê vối là Camerun, Côtđivoa, Uganda, Madagasca, Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin, Brazin, Việt Nam. Tại Việt Nam được trồng nhiều ở Cơ tỉnh phía Nam, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên và Đồng Nai. *Giống Robusta (C. canephora var Robusta): Chiều cao cây tự nhiên cao từ 8- 12m. Cây to khoẻ, tán cây rộng, đường kính tán từ 2-2,5m, không thích hợp mật độ trồng dày. Lá non màu xanh nhạt. Phiến lá to bầu hoặc hình mũi mác, đuôi lá nhọn, chiều rộng lá từ 10-15cm, dài từ 20-30cm, mép lá ít gợn sóng hơn cà phê chè. Cành cơ bản to khoẻ, vươn dài hợp với thân một góc lớn hơn 800, khả năng sinh cành thứ cấp ít hơn nhiều so với cà phê chè, lóng đốt dài, quả có dạng hình cầu hoặc hình trứng, cuống quả ngắn và dai hơn cà phê chè nên ít bị rụng khi chín, quả chín có màu đỏ. Trọng lượng hạt trung bình từ 13-16g (ở ẩm độ hạt 12%). Trọng lượng quả tươi/nhân biến động từ 4-6kg. Năng suất thấp nhưng khả chống chịu sâu bệnh tốt hơn cà phê chè, tuy nhiên kém chịu hạn. Vì vậy khi trồng ở Tây Nguyên phải tưới nước đủ ẩm cây mới sinh trưởng tốt. 12 + Loài cà phê mít, dâu da (Coffea liberia Bull): Trong loài này có hai dạng hình chính là giống cà phê mít (C.liberica var dewevrei) thường được gọi là C. liberia var Excelsa có nguồn gốc ở xứ Ubagui-Chari thuộc Trung Phi nên còn gọi là cà phê Chari. Một dạng hình khác là C. liberia var liberica. Cả hai dạng hình này có giá trị thương phẩm thấp nên không có mặt trên thị trường cà phê quốc tế. 3. Giá trị kinh tế: Cây cà phê có giá trị kinh tế về nhiều mặt, sản phẩm chính là hạt, gỗ cũng đem lại nguồn lợi đáng kể cho người sản xuất. Ngoài ra trồng cà phê còn có ý nghĩa trong cải tạo hệ sinh thái và thu hút được nhiều lao động nông nghiệp, tạo cơ sở cho một số ngành công nghiệp phát triển. + Giá trị dinh dưỡng: Trong hạt cà phê khi phân tích có đầy đủ các hợp chất như : protein, lipit, đường, tinh bột, xenlulô... đặc biệt là có cafein. Cafein là một hợp chất mang tính độc ở nồng độ cao, ở nồng độ thấp có tác dụng kích thích sự hoạt động của hệ thần kinh nên uống cà phê sẽ tỉnh táo khi bị mệt mỏi, căng thẳng. Cafein còn kích thích sự hoạt động của hệ tiêu hoá. Mỗi loài cà phê khác nhau có hàm lượng Cafein khác nhau. Loài cà phê C. Arabica (cà phê chè) có hàm lượng từ 1,8-2,0%, loài cà phê Canephora robusta (cà phê vối) từ 2,5-3,0%, cà phê C. Liberia (cà phê mít), dâu da từ 1,05-1,15%. Ngoài ra có một số loài cà phê không có Cafein như loài Coffea Luxifolia, Coffea Mongenetii, các loài này có thể làm thức uống có hương vị cà phê dùng cho người bệnh hoặc làm vật liệu la i tạo khi cần thiết. + Giá trị xuất khẩu: Cà phê là loại thức uống có chất lượng cao, thơm ngon nên người uống cà phê ngày một gia tăng. Hầu hết các nước châu Âu và một số nước ở các châu lục khác dùng cà phê làm thức uống hàng ngày. Mức tiêu thụ của các nước Bắc Âu rất lớn, bình quân là 12,5 kg/người/năm, trong đó: Thuỵ Điển là 13,5kg, Đan Mạch 11,8kg. Các nước khác như Đức là 7,4kg, Hunggari 3,5kg, Pháp 5,2kg, Tây Ban Nha là 4,2kg. Nước Mỹ có mức nhập và tiêu thụ lớn, bình quân là 6,2kg/người/năm. Nhật Bản có mức tiêu thụ là 3kg/người/năm, Colombia là 4,9kg, Brazin là 3,2kg, Indonexia và Thái Lan là 0,5kg/người/năm Nhìn chung số người uống cà phê trên toàn thế giới tăng nhanh. Chính vì vậy giá trị xuất khẩu của cà phê luôn có vị trí quan trọng trong các mặt hàng nông sản xuát khẩu. Giá trị xuất khẩu của cà phê ở Việt Nam lớn hơn nhiều so với Ca cao và Chè. Trung bình 5 năm 1985-1989 giá trị xuất khẩu cà phê mỗi năm là 10,5 tỷ USD trong khi với Ca cao là 3,3 tỷ USD, Chè là 2,6 tỷ USD. + Giá trị trong công nghiệp và các giá trị khác Ngoài việc sử dụng làm thức uống hàng ngày thì trong công nghệ thực phẩm cà phê được chế biến thành rượu, bánh kẹo và làm nước giải khát có hương vị cà phê. Trong công nghệ dược phẩm cafein được sử dụng làm thuốc điều trị bệnh. 13 Bảng 1.5: Thành phần hoá học của hạt cà phê Thành phần hoá học Đơn vị tính Số lượng Nước Chất béo Đạm Protein Caffein Axit Clorogenic Trigonenlin Tanin Axit Cafetanic Axit Cafeic Pantoza Tinh bột Dextrin Đường Xenlulô Hemixenlulô Lenhin Tro Trong đó có: Ca P Fe Na Mn Rb Cu, F gr/100 gr " " " " " " " " " " " " " " " " mg/100g 8-12 4-18 1,8-2,5 9-16 0,8-3 2-8 1-3 2 8-9 1 5 5-23 0,85 5-10 10-20 20 4 2,5-4,5 85-100 130-150 3-10 4 1,0-45 vệt Nguồn: Hoàng Minh Trang, 1983 Sản phẩm phụ của quả cà phê là lớp thịt quả, lớp quả nhớt chiếm 62-67% khối lượng quả trong đó có hàm lượng đường khá và nhiều hợp chất d inh dưỡng khác nên được dùng làm thức ăn gia súc, làm nguyên liệu chế biến cồn, rượu làm phân bón. Phần vỏ trấu dùng làm ván ép, làm nhiên liệu và làm giá thể trong sản xuất nấm. 14 4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ 4.1. Sản xuất và tiêu thụ trên thế giới: + Diện tích: Theo số liệu của tổ chức FAO hiện nay trên thế giới có khoảng 75 nước trồng cà phê, các nước này có vị trí quanh vành đai xích đạo và Á nhiệt đới. Tổng diện tích trong vòng 10 năm trở lại đây khoảng trên 10 triệu hecta. Diện tích tập trung lớn nhất ở Trung và Nam Mỹ, sau đó là một số nước ở Đông Phi như Kenia, Camerun, Ethyopya, Tanzania. Ở Châu Á có Indonexia, Việt Nam, Philippin. Các nước có diện tích lớn từ 1 triệu ha đến trên 3 triệu ha có 4 nước: Brazin > 3.000.000 ha. - Indonexia: 1.000.000 ha. Colombia 1.000.000 ha. - Cotdivoa :1.000.000 ha. + Năng suất: Bình quân chung toàn thế giới khoảng 800kg nhân/ha. Năng suất giữa các vùng, châu lục, các nước chênh lệch rất lớn; 28 nước châu Phi có năng suất bình quân đạt xấp xỉ 400kg/ha. Nam Mỹ và châu Á đạt trên 700 kg/ha. Các nước ở Trung Phi có năng suất xấp xỉ trên 600kg/ha. Một số nước có năng suất cao, trong đó Costa-Rica năng suất 1.380kg/ha, Zaire đạt 1.600kg/ha. Brazin có diện tích lớn nhất nhưng năng suất chỉ đạt trên 475kg/ha. Trong khoảng 10 năm trở lạ i đây việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là tiến bộ trong công nghệ giống. Các giống thấp cây kháng sâu bệnh nên năng suất của một số nước tăng cao gấp 2 lần năng suất bình quân toàn thế giới. Tại Việt Nam năng suất bình quân cả nước đạt 1.500kg/ha. Năng suất cà phê vối trên diện tích rộng hàng trăm hecta đạt từ 2.400kg-3.000kg. Cà phê chè đạt từ 3.011- 4.000kg/ha. Năng suất trên diện hẹp từ 1-5ha đạt từ 6.000-7.000kg với giống cà phê chè Catimor. + Sản lượng: Trong 10 năm gần đây sản lượng cà phê thế giới biến động 6.000.000 tấn/năm, niên vụ 1997-1998 sản lượng đạt 6.143.880 tấn, niên vụ 1998-1999 đạt tới 8.240.000 tấn tương đương 104 triệu ha. Trong đó sản lượng cà phê Arabica chiếm bình quân 68,17%; cà phê Robusta chiếm 30,57%. Những năm trước đó tỷ lệ cà phê Arabica đạt cao hơn tới 80-90% tổng sản lượng. Tổ chức ICO căn cứ vào loại cà phê xuất khẩu mà chia ra các nước sản xuất cà phê thành 2 nhóm: Nhóm sản xuất cà phê Arabica và nhóm sản xuất cà phê Robusta. Ngoài ra còn chia sản phẩm thành 4 nhóm gọi là "nhóm chất lượng". + Tình hình tiêu thụ: Lượng cà phê tiêu thụ hàng năm biến động từ 5.964.000 tấn đến 6.000.000 tấn (99,4-100 triệu bao). Lượng cà phê này chủ yếu là được xuất khẩu dưới dạng cà phê nhân sống chiếm 95%. Chỉ còn 5% được chế biến như các dạng cà phê hoà tan, cà phê phun khô và cà phê dạng lỏng đóng hộp. 15 Bảng 1.6: Tình hình sản xuất cà phê một số nước trên thế giới (1998-2005) NĂM Nước 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Diện tích (ha) Brazil 2,070,41 0 2,222,92 5 2,267,968 2,336,03 1 2,370,91 0 2,395,58 0 2,366,00 0 2,326,37 0 Colombia 812,000 783,000 650,000 665,000 613,000 575,000 560,000 560,000 Côte d'Ivoire 883,279 819,329 829,319 602,075 520,000 400,000 460,000 460,000 Guatemala 260,000 273,000 273,000 273,000 245,000 245,000 245,000 245,000 Honduras 199,452 205,131 210,769 216,562 204,490 228,438 236,376 238,455 India 280,000 280,000 305,000 321,000 323,000 323,000 328,000 328,000 Indonesia 844,172 900,000 891,000 937,926 1,372,18 4 1,382,73 0 1,397,93 1 1,414,90 1 Mexico 679,156 722,818 701,326 747,416 724,558 743,840 743,840 743,840 Uganda 265,000 275,000 300,991 264,000 217,504 264,000 264,000 264,000 Việt Nam 213,802 269,800 476,900 450,000 470,000 500,000 491,800 642,000 Sản lượng (Kg/ha) Brazil 8,160 7,341 8,393 7,789 11,175 8,295 10,426 9,368 Colombia 9,446 6,982 9,802 9,867 11,368 12,071 12,153 12,189 Côte d'Ivoire 3,861 3,751 4,055 3,471 3,500 3,501 3,473 3,478 Guatemala 9,734 10,752 11,431 10,099 9,054 9,967 8,841 8,841 Honduras 8,662 7,674 9,172 9,491 8,447 7,673 7,830 7,995 India 8,143 9,464 9,574 9,377 9,319 8,514 8,232 8,384 Indonesia 6,067 5,830 7,015 6,132 4,970 4,964 5,008 5,386 Mexico 4,084 4,180 4,822 4,054 4,320 4,179 4,179 4,179 Uganda 7,738 9,159 4,767 7,478 8,689 5,715 7,045 7,045 Viet Nam 19,144 20,504 16,827 18,680 14,883 15,874 16,970 15,421 16 Bảng 1.7: Sản lượng cà phê xuất khẩu của 10 nước hàng đầu thế giới (Từ tháng 10 năm trước đến tháng 9 năm sau niên vụ 1997-1998) STT Tên nước Số lượng (bao: 60kg) Vị thứ 1 Brazin 16.654.607 1 2 Colombia 10.813.329 2 3 Việt Nam 6.496.988 3 4 Indonexia 4.954.339 4 5 Cotdivoa 4.423.925 5 6 Mexico 3.891.695 6 7 Guatemala 3.838.351 7 8 Ấn Độ 3.308.752 8 9 Uganda 3.014.034 9 10 Honduras 2.299.762 10 4.2. Sản xuất và xuất khẩu cà phê ở Việt Nam + Tình hình sản xuất: Sau khi hoà bình lập lại(1954) ở các tỉnh miền Bắc nước ta, cây cà phê đã được trồng tập trung ở các nông trường quốc doanh. Đến năm 1963- 1964 diện tích cà phê có khoảng trên 10.000ha, giống cà phê được trồng chủ yếu là cà phê chè Arabica. Trong thời gian này các tỉnh miền Nam diện tích cà phê tập trung ở 3 tỉnh Tây Nguyên và tỉnh Lâm Đồng. Diện tích cà phê chè chưa nhiều, chủ yếu là cà phê Robusta. Khi nước nhà thống nhất (1975) diện tích cà phê ngày càng được mở rộng, đồng thời năng suất và sản lượng tăng mạnh mẽ. Diện tích năm 1999 tăng gấp 36 lần năm 1975, sản lượng tăng gấp 69 lần. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp & PTNT thì niên vụ 2000-2001 diện tích cà phê cả nước đã lên tới 484.000ha, hết năm 2001 đã được 565.000ha và vượt diện tích kế hoạch 1998-2001. Nay cây cà phê đã được trồng trong 24 tỉnh thành, ở 5 vùng sinh thái nông nghiệp. Trong tổng diện tích cà phê hiện nay của Việt Nam thì cà phê Robusta chiếm tới 86% diện tích (443.000ha). Diện tích cà phê Arabica chiếm 14% (bản tin cà phê, 2004), để thay đổi cơ cấu giống hơn 10 năm qua Bộ Nông nghiệp & PTNT đã có kế hoạch mở rộng diện tích cà phê chè từ các tỉnh miền Trung ra các tỉnh phía Bắc. Ở nước ta sau hơn 30 năm sản xuất và xuất khẩu hiện nay cũng đang là thời điểm bị thất thu lớn nhất mặc dù đã có nhiều giải pháp khống chế. Trước tình hình đó 17 Bộ Nông nghiệp & PTNT phải nhanh chóng thay đổi kế hoạch phát triển cà phê trên cả nước: Mạnh dạn phá bỏ trên 50.000ha cà phê vối, đồng thời tăng nhanh cơ cấu diện tích cà phê chè, đầu tư cho việc chế biến nâng cao chất lượng cà phê nhân xuất khẩu. Bảng 1.8: Diển biến diện tích, sản lượng cà phê ở Việt Nam. Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) 1975 13.400 6.100 1993 101.300 136.000 1976 18.847 8.500 1994 123.900 180.000 1980 22.500 18.388 1995 186.400 240.000 1985 44.658 12.340 1996 230.900 350.000 1990 119.314 64.101 1997 254.400 370.000 1991 115.000 100.000 1998 270.600 405.000 1992 103.700 119.000 1999 397.400 420.000 Nguồn: Tư liệu Bộ Nông nghiệp & PTNT, Niên giám thống kê 2000 Bảng 1. 9: Diễn biến diện tích, sản lượng cà phê Việt Nam từ năm 1998-2005 Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Diện tích (ha) 270.600 397.400 476.900 450.000 470.000 500.000 491.800 642.000 Năng suất (Kg/ha) 19.144 20.504 16.827 18.680 14.883 15.874 16.970 15.421 Sản lượng (tấn) 405.000 420.000 802.500 840.600 699.500 793.700 834.600 990.000 Vị trí địa lý của Việt Nam trãi dài gần 15 vĩ độ, từ 8030'-23022' độ vĩ Bắc và từ 1020 – 109021’ độ Kinh Đông nên đặc điểm khí hậu các tỉnh miền Bắc phù hợp cho các giống cà phê Arabica. Các tỉnh miền Nam, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên phù hợp với giống cà phê Robusta. Hiện nay Tây Nguyên có diện tích trồng cà phê lớn nhất, bốn tỉnh: Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng sản lượng cà phê chiếm 85% tổng sản lượng cả nước với tổng diện tích năm 1998 đạt 175.000ha, trong đó có 140.000ha cà phê kinh doanh. + Năng suất: Cùng với sự gia tăng về diện tích thì năng suất cũng tăng nhanh: năm 1963-1966 năng suất cà phê Arabica ở các tỉnh miền Bắc đạt 400 - 600kg/ha, cà 18 phê Robusta ở các tỉnh miền Nam đạt 1.000kg/ha. Đến niên vụ 1994 - 1995 năng suất bình quân cả nước đạt 1.200kg/ha, niên vụ 1998 - 1999 năng suất đạt trên 1.500kg/ha. Năng suất cà phê ở tỉnh Đăk Lăk đạt 2.400kg/ha trên diện tích 140.000ha. Nhiều công ty cà phê có diện tích từ 200 - 400ha có năng suất từ 3.000kg - 3.500kg/ha như công ty cà phê Đăk Uy đạt 3.700kg/ha trên diện tích 434ha. Năng suất điển hình trên diện tích 2-5 ha ở một số chủ hộ đạt 6.000-7.000kg/ha. Đây là năng suất cao nhất chưa từng có trên thế giới. + Tình hình xuất khẩu: Việt Nam sản xuất cà phê chủ yếu là để xuất khẩu, những năm trước đây thị trường chính là Liên Xô và các nước Đông Âu với khối lượng thấp. Năm 1991 khi Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO) công nhận Việt Nam là thành viên thứ 75 và khi nhà nước đã cho thành lập Liên hiệp xí nghiệp cà phê (VINACAFE) thì ngành cà phê Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ. Khối lượng xuất khẩu tăng dần: Năm 1982 khối lượng xuất khẩu là 69.000 bao, năm 1987 là 433.000 bao, năm 1997 xuất khẩu xấp xỉ 62 triệu bao. Hiện nay Việt Nam có khối lượng xuất khẩu 11 triệu bao, chiếm 13% tổng lượng cà phê xuất khẩu trên thế giới, đứng hàng thứ 2 thế giới chỉ sau Brazin, nếu chỉ tính khối lượng cà phê Robusta thì Việt Nam là nước có khối lượng xuất khẩu lớn nhất thế giới. Việt Nam có 51 thị trường nhưng khối lượng tập trung lớn vào thị trường chung châu Âu, các nước Mỹ, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Anh, Bỉ, Nhật Bản. Đơn giá cà phê của Việt Nam thấp. Giá cà phê Robusta loại 2 của Việt Nam từ 1.530-1.550 USD/tấn (tháng 7/1998) thì của Indonexia là 1.420-1.440USD/tấn. Trong hai niên vụ 1999-2000 và 2000-2001 giá cà phê liên tục giảm thấp chỉ bằng 1/3 giá của năm 1998. Niên vụ 1997-1998 Việt Nam thu được kim ngạch xuất khẩu cao nhất, đạt 599.686,781 USD. Theo số liệu của Bộ NN&PTNT tới 1/1/2002 Việt Nam đã xuất khẩu 850.000 tấn, thu kim ngạch xuất khẩu chỉ bằng 50% kim ngạch 2000. Tuy nhiên nếu Việt Nam nâng cao được chất lượng cà phê và gia tăng được khối lượng cà phê chè xuất khẩu thì sẽ thu được kim ngạch xuất khẩu cà phê cao hơn. Đây cũng là những vấn đề cấp thiết cần có sự đầu tư và cải tiến trong ngành sản xuất cà phê Việt Nam. III. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI, GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY CHÈ ( Camellia sinensis.L.). 1. Nguồn gốc: Cho đến nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc cây chè. Quan điểm được nhiều người thừa nhận hơn cả là: + Cây chè có nguồn gốc ở Vân Nam - Trung Quốc: Nơi có khí hậu ẩm ướt và ấm. Theo các tài liệu Trung Quốc thì cách đây trên 4000 năm người Trung Quốc đã biết dùng chè làm dược liệu và sau đó là để uống. Theo Daraselia (Gruzia), 1989 thì các nhà khoa học Trung Quốc như : Schenpen, Jaid ing...đã giải thích sự phân bố của cây chè ở Trung Quốc như sau: Đầu tiên cây chè 19 mọc ở Vân Nam, sau đó hạt chè di chuyển theo dòng nước đến các nước Việt nam, Lào, Campuchia, Mianma. Cũng theo Daraselia thì một luận điểm nữa có cơ sở khoa học là dựa theo học thuyết “Trung tâm khởi nguyên cây trồng” của Vavilốp thì cây chè có nguồn gốc ở Trung Quốc, nó phân bố ở các khu vực phía đông, phía nam, phía đông nam men theo cao nguyên Tây Tạng. + Cây chè có nguồn gốc ở Atxam (Ấn Độ): Năm 1823, R. Bruce đã phát hiện được những cây chè dại lá to ở vùng Atxam (Ấn Độ), nên các học giả người Anh cho rằng: Nguyên sản của cây chè ở vùng Atxam chứ không phải ở Vân Nam- Trung Quốc. + Cây chè có nguồn gốc ở Việt Nam: Những công trình nghiên cứu của Đjemukhatze (1961-1976) về phức catechin của lá chè từ các nguồn gốc khác nhau, so sánh về thành phần các chất catechin giữa các loại chè được trồng trọt và chè mọc hoang dại đã nêu lên luận điểm về sự tiến hóa sinh hóa của cây chè, trên cơ sở đó xác minh nguồn gốc cây chè. Đjemukhatze kết luận rằng những cây chè mọc hoang dại từ cổ xưa, tổng hợp chủ yếu là (-) epicatechin và (-) epicatechin galat. Ở chúng khả năng tổng hợp (-) epigalocatechin và các galát của nó để tạo (+) galocatechin chậm hơn. Nghiên cứu các cây chè dại ở Việt Nam cho thấy chúng tổng hợp chủ yếu là (-) epicatechin và (-) epicatechin galat (chiếm 70% tổng số các loại catechin). Khi di thực các cây chè dại này lên phía Bắc với các điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn, chúng sẽ thích hợp dần với các điều kiện sinh thái bằng cách có thành phần catechin phức tạp hơn, cùng với sự tạo thành (-) epigalocatechin và các galát của nó. Điều đó có nghĩa là sự trao đổi chất ở đây hướng về phía tăng cường quá trình hidroxil hóa và galil hóa. Từ những biến đổi sinh hóa này của lá các cây chè dại và cây chè được trồng trọt, chăm sóc cho phép đi tới một kết luận mới là “Nguồn gốc cây chè chính là ở Việt Nam”. Tuy có sự khác nhau nhưng những quan điểm trên đều có sự thống nhất rằng: Cây chè có nguồn gốc từ châu Á, nơi có điều kiện khí hậu nóng, ẩm. 2. Phân loại cây chè: Cây chè nằm trong hệ thống phân loại thực vật sau đây:  Ngành Hạt kín Angiospermae  Lớp Ngọc lan (Song tử diệp) Dicotyledonae  Bộ Chè Theales  Họ Chè Theaceae  Chi Chè Camellia (Thea)  Loài Chè Sinensis 20 Tên khoa học của cây chè được nhiều nhà khoa học công nhận là: Camellia sinensis. L O. Kuntze và có tên đồng nghĩa là Thea sinensis .L. Năm 1753, Line đặt tên cho cây chè là Thea sinensis, sau đó đặt lại là Camellia sinensis. Sau Line có các nhà thực vật học xếp cây chè thuộc chi Thea, có người lại xếp cây chè thuộc chi Camellia và tên khoa học của cây chè được viết là Thea sinensis hoặc Camellia sinensis. Hơn một trăm năm qua tên khoa học của cây chè vẫn là một vấn đề tranh luận. Có khoảng 20 cách đặt tên cho cây chè, diễn biến như sau: Năm 1807 F. Sim: Thea sinensis Sims. Năm 1822 F. Link: Camellia sinensis Link. Năm 1854 W. Griffim: Camellia theifera Griff. Năm 1874 D. Brandis: Camellia thea Brandis. Năm 1874 W.T.T.Dyer: Cammellia theifera Dyer. Năm 1908 G. Watt: Camellia thea (Link) Brandis. Năm 1919 C.P. Cohen stuart: Camellia theifera (Griff) Dyer. Năm 1933 C.R Harler: Thea sinensis (L) Sims. Năm 1956 C.R Harler: Camellia sinensis (L) O. Kuntze. Hiện nay Cơ nhà thực vật học gộp chi Thea và Camellia làm một và gọi là chi Camellia. Vì vậy tên khoa học của cây chè được nhiều người gọi là Camellia sinensis. L. O. Kuntze. + Cơ sở của việc phân loại chè: Việc phân loại chè thường được dựa vào: * Cơ quan dinh dưỡng: Loại thân bụi hoặc thân gỗ, hình dạng của tán, lá, kích thước lá, đầu lá, số đôi gân chính... * Cơ quan sinh thực: Độ lớn của cánh hoa, số lượng đài hoa, vị trí phân nhánh của đài nhụy, số lượng hoa, quả... * Đặc tính sinh hóa: Chủ yếu dựa vào hàm lượng tanin biến động trong một phạm vi nhất định. Bảng phân loại chè của Cohen Stuart (1919): Có nhiều bảng phân loại chè nhưng bảng phân loại được nhiều người công nhận nhất là bảng phân loại của Cohen Stuart (1919). Tác giả chia Camellia sinensis L. làm 4 thứ (Varietas) chè chính: * Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var. bohea): Thân bụi, cây thấp, phân cành nhiều. Lá nhỏ, dày, nhiều gợn sóng, màu xanh đậm, dài từ 3,5 - 6,5cm, lá có từ 6 - 7 đôi gân, gân lá không rõ, răng cưa nhỏ không đều, đầu lá tròn. Búp nhỏ, năng 21 suất không cao, Phẩm chất bình thường, nhiều hoa - quả, có khả năng chịu rét (-12OC đến –15OC). Chè Trung Quốc lá nhỏ phân bố chủ yếu ở miền đông, đông nam Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam, chè Trung Quốc lá nhỏ có thể tìm thấy ở Lạng Sơn, Phú Hộ (Phú Thọ) Trong Cơ thí nghiệm tập đoàn giống. * Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var. macrophylla): Thân gỗ nhỡ cao tới 5 m trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên. Lá to trung bình, chiều dài từ 12 - 15 cm, chiều rộng từ 5 - 7 cm, màu xanh nhạt, bóng, răng cưa sâu không đều, đầu lá nhọn, lá chè Trung Quốc lá to có từ 8 - 9 đôi gân chính. Búp to trung bình, có khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp cho cả việc chế biến chè đen và chè xanh. Khá nhiều hoa và quả. Khả năng chịu rét kém, chịu đất xấu, hay bị bệnh phồng lá, rầy xanh hại nặng. Nguyên sản của chè Trung Quốc lá to ở Vân Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc). Ở Việt Nam, chè Trung Quốc lá to phân bố ở vùng trung du: Phú Thọ, Thái nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang và phía Nam Yên Bái... Do được trồng phổ biến ở vùng trung du, chè Trung Quốc lá to còn có tên gọi là chè Trung Du. * Chè Shan (Camellia sinensis var. Shan): Thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể cao từ 6 - 10 m. Lá to, dài (dài 15 - 18 cm), màu lá xanh nhạt, đầu lá dài, răng cưa nhỏ, dày và đều, có khoảng 10 đôi gân chính. Búp to trung bình, tôm chè có nhiều lông tơ trắng mịn, trông như tuyết cho nên chè Shan còn được gọi là chè Tuyết, chè Shan có khả năng cho năng suất khá, chất lượng tốt phù hợp cho chế biến chè đen và đặc biệt là chè xanh. Chè Shan ít hoa, quả hơn chè Trung Quốc lá to và Trung Quốc lá nhỏ. Chè Shan có khả năng thích ứng trong điều kiện nóng ẩm, ấm, địa hình cao. Nguyên sản của chè Shan là Vân Nam (Trung Quốc), Mianma. Ở Việt Nam chè Shan được trồng nhiều ở vùng Tây Bắc, vùng Tây Nguyên (Lâm Đồng). Mỗi địa phương có các giống khác nhau như Shan Mộc Châu, Shan Thamvè, Shan Trấn Ninh... đều cho năng suất khá, từ 7- 8 tấn/ha. * Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var. Atxamica): Thân gỗ, cao, to. Trong điều kiện tự nhiên có thể cao tới 16 - 17m, phân cành thưa. Lá to, dài tới 20 - 30 cm, lá mỏng mềm, thường có màu xanh đậm, mặt lá gồ ghề, nhiều gợn sóng, đầu lá dài, dạng lá hình bầu dục có từ 12 - 15 đôi gân chính, búp to. Chè Ấn Độ có khả năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt, thích hợp cho chế biến chè xanh và chè đen. Rất ít hoa quả, có khi không có quả (giống 1A). Không chịu được rét, hạn. Chè Ấn Độ được trồng nhiều ở Ấn Độ, Mianma, Vân Nam và một số vùng khác. Ở Việt Nam, chè Ấn Độ được trồng nhiều ở Phú Thọ, Nam Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Đại biểu của nó là giống PH1, giống chè có khả năng cho năng suất cao nhất nước Việt Nam hiện nay. 3. Giá trị kinh tế: 22 + Vị trí cây chè trong đời sống Nước chè là thứ nước uống tốt và rẻ tiền, có giá trị dinh dưỡng và dược liệu. Hỗn hợp tanin trong chè có tác dụng giải khát rất tốt. Cafein và một số hợp chất ancaloit khác (teobromin, teotilin, ađenin) có trong chè là những chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não làm cho thần kinh minh mẫn, tăng cường sự hoạt động của các cơ trong cơ thể, nâng cao năng lực làm việc, làm giảm bớt những mệt nhọc sau những lúc làm việc căng thẳng. So với cà phê thì khả năng kích thích của chè chậm hơn và kéo dài hơn, không gây kích thích quá mạnh có hại cho thần kinh và cơ thể con người. Ngoài ra chè còn có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, đặc biệt là tiêu hóa mỡ. Trong chè có chứa nhiều vitamin: Vitamin A, B1, B2, B6, K, PP... và đặc biệt là chứa nhiều vitamin C. Đây là nguồn dinh dưỡng có giá trị và rất cần thiết cho cơ thể con người. Chất tanin trong chè ngoài tác dụng giải khát còn có khả năng chữa trị nhiều bệnh như tả lị, thương hàn, sỏi thận, sỏi bàng quang, chảy máu dạ dày... và có tác dụng lợi tiểu. Theo M. N. Zaprometop, catechin chè có tác dụng làm vững chắc mao mạch trong cơ thể con người. Số liệu của Viện nghiên cứu Leningrat cho thấy: Trong điều trị bệnh cao huyết áp thu được hiệu quả rất tốt khi người bệnh được dùng 150 mg catechin trong 1 ngày. E.K. Mgaloblisvili và các cộng tác viên của ông đã xác định ảnh hưởng tích cực của nước chè xanh tới chức năng của hệ thống tim mạch, tới quá trình trao đổi muối, nước và trao đổi vitamin C... Một giá trị đặc biệt của chè là tác dụng chống phóng xạ. Ngoài ra, chè còn được dùng làm chất tạo màu thực phẩm, vừa có khả năng thay thế các chất tạo màu nhân tạo. Các sản phẩm phụ của cây chè như dầu hạt chè có thể sử dụng trong công nghiệp hay làm dầu ăn như các loại dầu thực vật khác. Lá chè có thể làm thức ăn trong chăn nuôi. + Vị trí cây chè trong nền kinh tế quốc dân Chè là cây công nghiệp lâu năm, có nhiệm kỳ kinh tế dài, nhanh cho sản phẩm, hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Cây chè trồng một lần có thể cho thu hoạch từ 30 - 40 năm hoặc lâu hơn. Ở Việt Nam trong điều kiện thâm canh, nương chè sau trồng 1 năm đã có thể cho thu từ 500 kg cho đến 1tấn búp tươi/ha. Các năm sau có thể cho thu từ 2-3 tấn búp tươi/ha. Từ năm thứ năm trở đi có thể thu hoạch bình quân 5-10 tấn búp tươi/ha. Đặc biệt có những nương chè có thể cho năng suất 20-30 tấn búp tươi/ha. 23 Chè là cây trồng mà sản phẩm của nó có giá trị hàng hóa và giá trị xuất khẩu cao, thị trường tiêu dùng ổn định, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng cao. Giá chè trên thị trường quốc tế trong những năm gần đây khá ổn định, bình quân từ 1200 - 1900 USD/tấn chè đen và từ 2000 - 3000 USD/tấn chè xanh, chè vàng. Trước đây chè của Việt Nam thường được xuất khẩu sang thị trường Liên Xô cũ và các nước Đông Âu. Thị trường Châu Á bao gồm các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Iran, Irăc, Cooet, ARập Thống Nhất... các nước này chủ yếu nhập chè xanh và chè đen. Thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ có nhu cầu nhập khẩu chè đen với khối lượng lớn. Tuy nhiên, công nghệ chế biến của ta còn lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu chất lượng của thị trường này. Chè là cây trồng không tranh chấp đất đai với các cây lương thực, trồng chè có tác dụng phủ đất trống, đồi trọc, chống xói mòn. Phát triển mạnh cây chè ở vùng trung du miền núi có tác dụng thu hút và điều hòa lao động trong phạm vi cả nước. Cây chè góp phần công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp ở vùng cao, giúp cho Trung du Miền núi tiến kịp Miền xuôi về kinh tế - xã hội. 4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và trong nước 4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới Mặc dù cây chè có nguồn gốc lịch sử lâu đời (4000 năm) song từ thế kỹ thứ XVIII trở lại đây cây chè mới thực sự được phát triển với tốc độ nhanh. Đến nay trên thế giới có trên 50 nước trồng chè. Diện tích chè của châu Á chiếm 86,7%, châu Phi là 8,04%. Trung Quốc là nước có diện tích chè lớn nhất thế giới: 1134,6 nghìn ha. Sản lượng chè toàn thế giới năm 1994 đạt khoảng 2478 nghìn tấn khô, tập trung chủ yếu ở châu Á (chiếm 83,2%) và châu Phi (chiếm 14,4%). Nước có sản lượng chè lớn nhất thế giới là Ấn Độ: 743,8 nghìn tấn. Vương Quốc Anh là nước nhập khẩu chè lớn nhất thế giới, năm 1994 nhập 148,6 nghìn tấn chè khô, sau đó là Liên Xô cũ 115 nghìn tấn, Pakistan 106,6 nghìn tấn, Ai Cập 57 nghìn tấn, Ma Rốc 34 nghìn tấn...Mức tiêu thụ chè tính theo đầu người hàng năm cao nhất là Ai Len 3,22kg, Vương Quốc Anh 2,61kg, Quatar 2,3kg, Thổ Nhĩ Kỳ 2,73kg, Irăc 2,95kg, Hồng Công 1,95kg... 4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trong nước Lịch sử phát triển cây chè ở Việt Nam được chia thành các giai đoạn sau đây: + Giai đoạn 1890 – 1945: Những đồn điền chè ở Việt Nam được thành lập ở Tỉnh Cương (Phú Thọ) 60 ha, ở Đức Phổ (Quảng Nam) 250 ha. 24 Trong những năm 1925-1940, người Pháp đã mở thêm các đồn điền chè ở cao nguyên Trung Bộ với diện tích khoảng 2750 ha. Bảng 1.10: Diện tích, sản lượng và năng suất chè Thế giới từ 1997-2005 Năm Chi tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 D. t ích (1000ha) 2.287 2.288 2.346 2.394 2.408 2.471 2.486 2.542 2.561 N.suất (kg/ha) 12.150 13.176 13.073 12.343 12.727 12.766 12.908 13.146 13.349 S.lượng (1.000tấn) 2.779 3.015 3.068 2.956 3.065 3.154 3.209 3.341 3.418 Tính đến năm 1938, Việt Nam có 13.405 ha chè với sản lượng là 6100 tấn chè khô. Diện tích chè chủ yếu phân bố ở các vùng trung du, miền núi (Bắc Bộ) và cao nguyên Trung Bộ, trong đó đến 75% diện tích do người Việt Nam quản lý. Năm 1939 Việt Nam đạt sản lượng 10.900 tấn chè khô, đứng hàng thứ 6 trên thế giới sau Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanca, Nhật Bản và Indonesia. Thời kỳ này diện tích chè phân tán, kỹ thuật lạc hậu, phương thức khai thác quảng canh là chủ yếu. Các cơ sở nghiên cứu chè được thành lập. Trạm nghiên cưú chè Phú Hộ (Phú Thọ) thành lập năm 1918, sau đó trạm nghiên cứu chè Plâycu (Gia lai - Kontum - 1927) và trạm nghiên cứu chè Bảo Lộc (Lâm Đồng-1931). + Giai đoạn 1945 – 1954: Trong giai đoạn này do ảnh hưỏng của chiến tranh, các vườn chè bị bỏ hoang. Diện tích, sản lượng chè trong gia i đoạn này đều giảm sút nhiều. + Giai đoạn 1954 – 1990: Ở giai đoạn này cây chè được xác định là cây trồng có giá trị kinh tế cao, có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở vùng trung du và miền núi. Trong những năm 1958 - 1960 hàng loạt các Nông Trường chè được thành lập, dưới sự quản lý của các đơn vị quân đội. Từ những năm 1960 - 1970 chè được phát triển mạnh ở cả 3 khu vực: Quốc doanh, hợp tác xã chuyên canh chè và hộ gia đình. Các cơ sở nghiên cứu chè ở Phú Hộ (Phú Thọ), Bảo Lộc (Lâm Đồng) được cũng cố và phát triển. Hàng loạt các vấn đề như giống, kỹ thuật canh tác, chế biến được đầu tư nghiên cứu. Nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi vào sản xuất, góp phần làm tăng nhanh diện tích, sản lượng chè ở Việt Nam. Ở giai đoạn này, công nghiệp chế biến được phát triển mạnh, nhiều nhà máy chè xanh, chè đen được xây dựng ở Nghĩa 25 Lộ, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ... với sự giúp đỡ về kỹ thuật, vật chất của Liên Xô, Trung Quốc... phần lớn chè của Việt Nam được xuất khẩu sang các nước Liên Xô cũ và các nước Đông Âu, một số khác được xuất khẩu sang các nước Tây Á, Iran, Irắc, Côoét, Ả Rập. + Giai đoạn 1990 đến nay: Từ năm 1990 đến 1997 diện tích chè đã tăng từ 60.000 ha lên 81.700 ha (tăng 36,2%), sản lượng chè khô tăng từ 32,2 nghìn tấn lên 52,3 nghìn tấn (tăng 62,1%). Tuy nhiên, từ năm 1990 đến nay do có sự biến động lớn về thị trường tiêu thụ (thị trường chủ yếu là Liên Xô cũ và Đông Âu bị mất) nên sản xuất chè gặp nhiều khó khăn, công nghệ chế biến chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng, chủng loại chè của thị trường mới (thị trường châu Á, thị trường Bắc Mỹ và thị trường Tây Âu) chưa phù hợp. Ảnh hưởng của bao cấp trong cơ chế quản lý, tư duy về thị trường của người lao động và các tổ chức sản xuất chè chưa cao nên đã làm cho ngành chè chững lạ i. Diện tích chè vẫn tăng nhưng năng suất chè giảm, đời sống người trồng chè gặp nhiều khó khăn. Bảng 1.11: Diện tích, năng suất và sản lượng chè Việt Nam từ 1999-2005 Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Diện tích (ha) 69.500 70.300 80.000 98.000 99.000 102.000 104.000 Năng suất (kg/ha) 10.115 9.943 9.463 9.612 10.076 10.630 10.577 Sản lượng(tấn) 70.300 69.900 75.700 94.200 99.750 108.422 110.000 Tổng công ty chè Việt Nam được thành lập, thống nhất quản lý ngành chè. Một số liên doanh liên kết sản xuất với nước ngoài (Nhật Bản, Đài Loan, Bỉ, Anh, Malaixia) được ra đời, công nghệ chế biến bước đầu được đổi mới, thị trường xuất khẩu bắt đầu mở rộng sang các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản. Thị trường xuất khẩu truyền thống (các nước thuộc Liên Xô cũ, Đông Âu...) cũng được mở lại, giá chè bước đầu ổn định. + Các vùng sản xuất chè chủ yếu ở Việt Nam: Ở Việt Nam cây chè được trồng tập trung chủ yếu ở một số vùng chính sau đây. * Vùng chè Tây Bắc: Điều kiện khí hậu: Vùng Tây Bắc có lượng mưa bình quân hàng năm từ 1500 - 3000 mm, số tháng có mưa trên 100 mm trong năm là 6 tháng. Nhiệt độ bình quân là 13-230 C, biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn. Đầu mùa hạ khô nóng, có gió lào (tháng 3, tháng 5) làm cho chè sinh trưởng chậm, có thể có sương muối vào các tháng 12 và tháng 1 làm cho chè bị táp lá. 26 Điều kiện đất đai: Các loại đất chủ yếu là: Đất đỏ vàng trên đá phiến sét và đá biến chất, đất đỏ nâu phát triển trên đá macma trung tính và bazơ, đất đỏ vàng trên đá macma axit. Những loại đất này đều phù hợp cho sinh trưởng của cây chè. Vùng Tây Bắc chè được trồng nhiều ở các tỉnh Sơn La (1909 ha), Lai Châu (559 ha).Giống chè chủ yếu là giống chè Shan (chiếm trên 80% diện tích) còn lại là chè Trung Du (khoảng 10% diện tích) và Cơ giống chè khác. Ngoài ra, vùng Tây Bắc còn có diện tích đáng kể chè rừng ở Chồ Lống, Phù Yên, Tô Múa do đồng bào Dao và H’ Mông quản lý với kỹ thuật canh tác thô sơ, không đốn hàng năm, không bón phân, không phun thuốc trừ sâu... Đây là nguồn vật liệu quý phục vụ cho công tác chọn tạo giống chè mới. * Vùng chè Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn: Vùng này gồm tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Tây Yên Bái, Hòa Bình và Lào Cai. Điều kiện khí hậu: Nhiệt độ bình quân từ 18 - 29OC, mùa đông ít lạnh hơn, vùng Đông Bắc có sương muối, lượng mưa bình quân từ 1800-2000 mm/năm, mưa kéo dài từ 180 - 200 ngày/năm. Điều kiện đất đai: Các loại đất chính là đất Feralit đỏ vàng trên đá biến chất, đá gnai, đá mica và đất đỏ vàng phát triển trên phù sa cổ. Chè được trồng tập trung dưới các hình thức công ty quốc doanh, hộ gia đình. Giống chè Trung Du (chiếm 91,6% diện tích chè Tuyên Quang, 65% diện tích ở công ty chè Trần Phú) và giống chè Shan (68,8% diện tích chè Việt Lâm - Hà Giang). Ngoài ra còn có các giống chè khác như chè PH1, TRI 777... Ở các công ty chè Tuyên Quang, Trần Phú... nguyên liệu được dùng để chế biến chè đen xuất khẩu. Vùng chè Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn có diện tích chè phân tán, chè được trồng ở độ cao lớn hơn 200m ở các tỉnh Hà Giang (Tây Côn Lĩnh), Nghỉa Lộ (Suối Giàng), Lào Cai... giống chè chủ yếu là chè Shan (chè Tuyết) chất lượng tốt được coi là chè sạch. Kỹ thuật canh tác đơn giản, không bón phân, ít đốn... là nguồn gen quý cho công tác chọn tạo giống. * Vùng chè Trung Du - Bắc Bộ: Gồm các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Cạn, Phú Thọ, Nam Yên Bái, Hà Tây và Bắc Hà Nội. Điều kiện khí hậu: Khí hậu vùng này mang tính chất đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, nhiệt độ bình quân từ 20–24OC, lượng mưa bình quân từ 1800-92000 mm/năm. Điều kiện đất đai: Các loại đất chính là đất đỏ vàng trên phiến thạch sét (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên...) đất phát triển trên đá gnai và mica (Phú Thọ), đất đỏ vàng phát triển trên phù sa cổ (Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Tây...), đất nâu đỏ phát triển 27 trên đá macma bazơ (Thái Nguyên, Hòa Bình), đất vàng nhạt trên đá cát (Thái Nguyên, Vĩnh Phú)... Chè được trồng tập trung dưới các hình thức Công ty Quốc doanh (Sông Cầu, Quân Chu, Phú Sơn...) và các hộ gia đình chuyên canh và bán chuyên canh chè. Vùng chè Trung du - Bắc Bộ có nhiều nhà máy chè công suất từ 12-35 tấn búp tươi/ngày. Chủ yếu là chế biến chè đen xuất khẩu (70% tổng sản lượng) và chè xanh. Các xưởng chế biến chè xanh quy mô nhỏ phù hợp với các hộ và nhóm hộ gia đình cũng phát triển ngày càng nhiều. * Vùng chè Bắc Trung Bộ: Gồm Cơ tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, với tổng diện tích trên 5 nghìn ha. Điều kiện khí hậu: Mùa đông ấm hơn vùng Trung Du Bắc Bộ. Có gió lào vào đầu mùa hạ, nhiệt độ trung bình 23-300C có lượng mưa trung bình 2500-3000 mm/năm. Điều kiện đất đai: Chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá phiến thạch, sa thạch và trên phù sa cổ. Giống chè chủ yếu là giống PH1, chè Gay (địa phương) và chè Trung Du. Có nhiều nhà máy chế biến chè xanh và chè đen (Yên Mỹ, Hạnh Lâm, Anh Sơn...). Nhiều diện tích chè được thu hái lá già phục vụ cho tập quán uống chè tươi của nhân dân trong vùng. * Vùng chè Tây Nguyên: Chè được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng, Gia Lai và ĐăkLăk với khoảng 13.000 ha. Sản lượng hàng năm đạt khoảng 50 nghìn tấn búp tươi. Điều kiện khí hậu: Có hai mùa, mùa mưa và khô rõ rệt, lượng mưa ở mùa khô (tháng 2, tháng 3) chỉ chiếm 7- 8% lượng mưa cả năm. Mùa Đông nhiệt độ ở Tây Nguyên ấm hơn ở miền núi phía Bắc, biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn (10 - 110C). Điều kiện đất đai: Tây Nguyên có 8 loại đất trong đó chủ yếu là đất feralit đỏ vàng (66% tổng diện tích toàn vùng). Các loại đất ở Tây Nguyên đều có thể trồng chè, tuy nhiên thường bị hạn về mùa khô. Giống chè chủ yếu của vùng chè Tây Nguyên là chè Shan và chè Ấn Độ. Sản phẩm chế biến chủ yếu là chè đen (xuất khẩu) và chè xanh (tiêu thụ trong nước). Ngoài năm vùng chè chủ yếu trên chè còn được trồng ở cả các vùng Duyên Hải miền Trung: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCây công nghiệp dài ngày.pdf
Tài liệu liên quan