Ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với thị trường chứng khoán

Ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với thị trường chứng khoán Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các quy định về đăng ký, khai thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Quản lý thuế .Theo đó: Mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân là 4 triệu đồng, thuế suất khởi điểm 5%. Giảm trừ 1,6 triệu đồng/tháng cho mỗi người phụ thuộc. Thuế suất từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán là 20%. Đầu tư chứng khoán đã “nằm ngoài vùng phủ sóng” của thuế thu nhập cá nhân suốt tám năm qua. Từ 1/1/2009 lợi nhuận thu được từ chứng khoán sẽ phải chịu thuế có lẽ không phải là quá muộn. Theo bản dự thảo mới nhất ngày 29/8/2008 của Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật trên, các khoản thu nhập chịu thuế liên quan đến chứng khoán được liệt kê cụ thể, rành mạch và đầy đủ, không bỏ sót một chi tiết nào. Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần, cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu (trừ trái phiếu Chính phủ), cổ phiếu thưởng đều phải nộp thuế. Thu nhập chuyển nhượng chứng khoán phải chịu thuế không phải chỉ có ở thì hiện tại, mà cả tương lai, bao gồm chứng quyền, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, chọn bán. Thậm chí nhận thừa kế từ chứng khoán cũng phải nộp thuế.

doc12 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3365 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với thị trường chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Đề mục Trang Lời mở đầu 2 Nội dung 3 1.Tổng quan 3 1.1 Tình hình chung về TTCK 3 1.2 Dự luật thuế thu nhập cá nhân 5 2. Ảnh hưởng từ chính sách thuế TNCN đến TTCK 8 2.1 Mặt tích cực 8 2.2 Mặt tiêu cực 9 3. Kiến nghị 12 Kết luận 14 LỜI MỞ ĐẦU Trong một vài năm trở lại đây Việt Nam đã có được nhiều thuận lợi trên con đường hội nhập quốc tế, đặc biệt từ khi gia nhập WTO nền kinh tế càng có bước phát triển mạnh mẽ, biểu hiện điển hình là sự sôi nổi của thị trường chứng khoán trong năm 2006 và 2007 đã đưa thị trường chứng khoán Việt Nam vượt lên xếp thứ 24 thế giới về tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi ta cũng gặp phải những khó khăn không ít. Do sự phát triển quá nhanh và quá nóng đối với một thị trường còn quá non trẻ và sự thiếu kinh nghiệm, thiếu hiểu biết của những nhà đầu tư ngắn hạn đã tạo ra những rủi ro đáng tiếc, cùng với sự ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, thị trường bất động sản vàng,… đã làm cho thị trường chứng khoán có nhiều biến động đáng kể. Trước tình hình kinh tế biến động như thế thì sự ra đời của chính sách thuế thu nhập cá nhân chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2009 sẽ ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán như thế nào? Bên cạnh mặt tích cực thì chính sách thuế còn có những hạn chế ra sao? Những nhà đầu tư liệu có bỏ sàn? Để đáp ứng những thắc mắc trên nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài:” ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập cá nhân đến thị trường chứng khoán”, để nghiên cứu nhằm tăng thêm sự hiểu biết về thị trường chứng khoán phục vụ cho kế hoạch đầu tư trong tương lai. NỘI DUNG 1/ TỔNG QUAN 1.1/ TÌNH HÌNH CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Thị trường chứng khoán VN là thị trường còn rất non trẻ song đã có những bước phát triển vượt bậc. Năm 2006 TTCK Việt Nam được xếp vị trí 24 trên thế giới về tốc độ tăng trưởng đưa nền kinh tế Việt Nam lên một bước phát triển mới. Năm 2007 với nhiều sự kiện nổi bật, đánh dấu bước tiến quan trọng của TTCK nước nhà. Tất cả các thành phần liên quan đến TTCK đều có những nỗ lực đóng góp đáng kể cũng vì thế mà TTCK phát triển Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững và lâu dài, Nhà nước đã có những chính sách quản lý, giám sát bảo đảm TTCK hoạt động công bằng, công khai, minh bạch, an toàn và hiệu quả. Luật cũng qui định điều kiện doanh nghiệp được phép chào bán cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ ra công chúng. Cũng từ đây tạo ra hành lang pháp lý nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài đổ vào TTCK Việt Nam nhiều hơn nữa, thực tế trong năm qua, vốn ngoại liên tục đổ vào TTCK nước ta với số lượng lớn. Trc tầm quan trọng của TTCK đối với nền kinh tế thị trường, Chính phủ quyết tâm “Phát triển TTCK cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam; duy trì trật tự, an toàn, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế”. Điều đó được thể hiện qua việc Chính phủ ban hành hàng loạt các nghị định, nghị quyết, quyết định, Thông tư nhằm điều chỉnh hoạt động của TTCK theo hướng tích cực và hoàn thiện. TTCK Việt Nam đứng thứ 24 thế giới về tốc độ tăng trưởng. Thông tin này được công bố do Hãng tin tài chính Bloomberg và hãng tư vấn đầu tư toàn cầu Standard and Poor’s vừa báo cáo về tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán (TTCK) tại 83 nền kinh tế. Trong đó với tỷ lệ trung bình tăng trưởng trung bình hàng năm 43% trong 5 năm qua, TTCK Việt Nam đã có vị trí thứ 24 thế giới về tốc độ tăng trưởng. Tại khu vực châu Á, tốc độ tăng trưởng của TTCK Việt Nam chỉ xếp sau Ấn Độ (50%), Indonesia (46%) và đứng trên cả Hàn Quốc (35%), Trung Quốc (33%), Singapore (28%), Thái Lan (27%), Malaysia (19%) và Nhật Bản (16%)… Chỉ mất chưa đầy 2 năm nóng bỏng, TTCK nước nhà đã đạt được những bước tăng trưởng hết sức lạc quan. TTCK đã không còn là định nghĩa to tát hay xa lạ gì với nhiều người dân Việt Nam. Đầu tư chứng khoán trở thành trào lưu, trở thành một nghề khá bình dân. Nhà đầu tư cả trong và ngoài nước cũng hết sức lạc quan, chú ý đến TTCK Việt Nam. Lượng tiền đổ vào chứng khoán ngày một nhiều hơn. Ngày 8/8/2007, đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ và quan trọng của chứng khoán Sài thành nói riêng và chứng khoán nước nhà nói chung. Đó là sự kiện chuyển Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM thành Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, với tên giao dịch quốc tế: Hochiminh Stock Exchange (HOSE). HOSE có vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng, bao gồm vốn ngân sách Nhà nước cấp do Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM chuyển giao, vốn bổ sung của Nhà nước trong quá trình hoạt động và vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế và các nguồn vốn hợp pháp khác. Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ chức theo mô hình công ty TNHH một thành viên, hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, điều lệ của Sở và các quy định khác của pháp luật có liên quan. HOSE có nhiệm vụ tổ chức thị trường giao dịch cho chứng khoán của các tổ chức phát hành đủ điều kiện niêm yết tại Sở. Năm 2008: 6 tháng đầu năm nền kinh tế Việt Nam trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong 10 năm qua. Tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 6,5%, lạm phát ở mức độ cao (xấp xỉ con số 30%), lãi suất tăng cao, tỷ giá không ổn định đã ảnh hưởng không nhỏ tới xuất nhập khẩu, FDI tiếp tục tăng mạnh, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh (61 tỷ USD), nạn thất nghiệp tăng cao trong những tháng cuối năm do các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong sản xuất, và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác… Diễn biến thị trường : Liên tục mất điểm, khối lượng và giá trị giao dịch mỗi ngày một giảm, đó là tình cảnh chung của TTCK những ngày đầu năm. Cũng bởi có quá nhiều yếu tố không lấy gì làm tốt lành cho TTCK trong thời gian qua. Cũng không thể phủ nhận những tác động tiêu cực từ TTCK Thế giới khi mà những ngày đầu năm 2008 hàng loạt các sàn chứng khoán hàng đầu Thế giới phải “nghiêng ngả” bởi cơn bão khủng hoảng kinh tế, tài chính của những nền kinh tế hàng đầu Thế giới như Mỹ, Nhật… Và cũng từ đây, hàng loạt các TTCK nhỏ ở nhiều quốc gia đang phát triển cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Thận trọng và dè chừng là tâm lý chung của giới đầu tư chứng khoán quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó còn khá nhiều điểm yếu khác cũng góp phần “chọc thủng” Vn-index như: Nước ngoài giảm tỷ lệ đầu tư vào TTCK nước ta trong năm 2008, mà đi đầu là HSBC đã dự định giảm mức đầu tư vào Việt Nam trong tổng tỷ trọng phân bổ của khu vực châu Á – Thái Bình Dương về mức 0,5%, thay vì 2% như hiện nay. Chưa kể hết, khối ngoại đang khá bế tắc bởi đồng USD đang ngày một yếu dần, ngân hàng nhà nước đã ngừng mua USD cũng là nguyên nhân khiến nhà đầu tư nước ngoài khó khăn khi quy đổi ra tiền đồng để mua chứng khoán. Nguyên nhân của những đợt điều chỉnh sâu đó như đợt đầu năm 2008 vừa qua là do thị trường chứng khoán Việt Nam còn kém minh bạch thông tin thị trường, quyền lợi nhà đầu tư chưa được bảo vệ thỏa đáng, khối lượng giao dịch chưa cao, các vấn đề về chính sách tài khóa tiền tệ còn “non trẻ”. 1.2/ DỰ LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các quy định về đăng ký, khai thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Quản lý thuế...Theo đó: Mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân là 4 triệu đồng, thuế suất khởi điểm 5%.  Giảm trừ 1,6 triệu đồng/tháng cho mỗi người phụ thuộc. Thuế suất từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán là 20%. 10 loại thu nhập buộc phải chịu thuế thu nhập cá nhân, gồm: Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn; chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng bằng tiền hoặc hiện vật; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật Thương mại; thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng; thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. 14 loại thu nhập được xếp vào loại thu nhập miễn thuế, trong đó có: Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng, cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, anh chị em ruột... với nhau; thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng giữa vợ chồng, người thân huyết thống với nhau; thu nhập từ tiền lãi gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; thu nhập từ kiều hối; tiền lương hưu; tiền học bổng; thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phí nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động... Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ 1 lần vào 1 đối tượng nộp thuế trong năm tính thuế. Mức thu nhập làm căn cứ xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ là mức bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500 ngàn đồng. Lương hưu, thu nhập từ chuyển quyền sử dụng nhà, tài sản thừa kế, quà tặng, lãi suất tiền gửi... là những khoản được miễn thuế thu nhập cá nhân theo nghị định Chính phủ ban hành. Biểu thuế lũy tiến từng phần với thu nhập từ tiền lương tiền công: Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế một năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế một tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35 Đầu tư chứng khoán đã “nằm ngoài vùng phủ sóng” của thuế thu nhập cá nhân suốt tám năm qua. Từ 1/1/2009 lợi nhuận thu được từ chứng khoán sẽ phải chịu thuế có lẽ không phải là quá muộn. Theo bản dự thảo mới nhất ngày 29/8/2008 của Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật trên, các khoản thu nhập chịu thuế liên quan đến chứng khoán được liệt kê cụ thể, rành mạch và đầy đủ, không bỏ sót một chi tiết nào. Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần, cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu (trừ trái phiếu Chính phủ), cổ phiếu thưởng đều phải nộp thuế. Thu nhập chuyển nhượng chứng khoán phải chịu thuế không phải chỉ có ở thì hiện tại, mà cả tương lai, bao gồm chứng quyền, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, chọn bán. Thậm chí nhận thừa kế từ chứng khoán cũng phải nộp thuế. Dự luật tới đây sẽ quy định tại TTCK sẽ có 3 loại thuế đánh vào thu nhập cá nhân. Thứ nhất là thu nhập có từ cổ tức, từ cổ phiếu, cổ phần khi mà hàng năm được chia cổ tức thì lúc đó thu nhập từ khoản này phải nộp thuế (trong dự thảo là mức 5%). Thứ hai, khi người sử hữu cổ phiếu (được coi là tài sản) mà đem chuyển nhượng thì lúc đó được coi là thu nhập từ chuyển nhượng tài sản và phải nộp thuế. (dự thảo là 25%). Loại thuế thứ ba nữa là của các nhà đầu tư nước ngoài không cư trú (cơ bản không thu theo quyết toán năm mà thu theo từng lần bởi vì họ không cư trú thường xuyên). Có hai hình thức đóng thuế để NĐT chọn: Đóng trực tiếp 0,1% trên giá trị chuyển nhượng hoặc đóng 20% trên tổng thu nhập chịu thuế Cách thu sẽ tạm thu khi chuyển nhượng và quyết toán trong cả năm. Các Cty chứng khoán cứ thực hiện khấu trừ. Đến cuối năm, căn cứ trên tài khoản sẽ tính toán lỗ lãi và nếu đến mức không phải nộp thuế sẽ tính hoàn trả ngay trên tài khoản. Từ ngày 1/1/2009, cá nhân có thu nhập từ kinh doanh chứng khoán sẽ phải đóng thuế TNCN. Như vậy, 300 tài khoản của các nhà đầu tư chứng khoán đăng ký tại các Cty chứng khoán sẽ phải nộp thêm một khoản thuế trong khi phí giao dịch đã khá cao, thêm vào đó là khoản tạm trừ 0,1% giá trị mỗi lần bán cổ phiếu của quy định thuế TNCNCK. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư (NĐT) trở nên thận trọng khi quyết định tham gia vào thị trường chứng khoán. 2/ ẢNH HƯỞNG TỪ CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2.1 /MẶT TÍCH CỰC NĐT lâu Việc thu thuế thu nhập cá nhân từ kinh doanh chứng khoan sẽ tăng thu cho ngân sách, việc đánh thuế từ thu nhập CK cũng là một công cụ khuyến khích đầu tư dài hạn, qua đó góp phần tạo ra sự ổn định của thị trường. Các cổ đông càng nắm giữ cổ phần lâu, số tiền nộp thuế sẽ ít đi. Ngược lại, những đối tượng đầu cơ trên thị trường sẽ phải chấp nhận đóng thuế nhiều hơn Chẳng hạn, nếu thuế suất đánh trên khoản lợi nhuận từ chuyển nhượng CK là 20%, các cổ đông của công ty sẽ cân nhắc kỹ hơn trước khi bán cổ phiếu. Thay vì bán ra để kiếm một khoản lợi nhuận nào đó khi giá cổ phiếu trên thị trường tăng lên, những cổ đông này có thể giữ lại để đầu tư lâu dài. Như vậy, thị trường sẽ có thêm nhiều dài hơn là những nhà đầu cơ. Ngược lại, những nhà đầu cơ trên thị trường cũng phải cân nhắc thận trọng hơn, trên cơ sở tính toán giữa mức lãi kỳ vọng, khoản thuế phải nộp và mức độ rủi ro của khoản đầu tư. Theo ông Dominic Scriven, giám đốc Công ty tài chính Dragon Capital, bất cứ quốc gia nào cũng đều chọn lựa các chính sách phù hợp để khuyến khích các loại hình đầu tư tích lũy cho nền kinh tế, trong đó có việc huy động vốn dài hạn. "Cũng có nhiều ý kiến lo ngại rằng một khi yếu tố đầu cơ giảm, thị trường sẽ giảm đi sự sôi động của nó. Nhưng tôi cho rằng tính đầu cơ của thị trường vẫn còn một khi các nhà đầu cơ sẽ chọn lựa các nghiệp vụ mới như mua bán khống...", ông khẳng định. Đối với các tổ chức và cá nhân NĐT nước ngoài, theo ông D.Scriven, việc đánh thuế thu nhập từ CK không gây nhiều lo ngại. Bởi lẽ, thời gian qua các định chế đầu tư nước ngoài tại VN, cũng như NĐT nước ngoài, đều đang chịu thuế suất 0,1% trên giá trị giao dịch. Ông D.Scriven cũng khẳng định bất cứ hoạt động kinh tế nào cũng phải chịu thuế và thu nhập từ kinh doanh CK không phải là một ngoại lệ. "Chúng ta không nên quá lo lắng về các chính sách thuế. Điều lo lắng là các chính sách này được phổ biến rộng rãi trước khi áp dụng để tránh gây sốc cho NĐT, nhất là đối với thị trường CK vốn rất nhạy cảm", ông D.Scriven nói. 2.2/ MẶT TIÊU CỰC Thứ nhất, thuế suất không phù hợp Đã kinh doanh thì phải đóng thuế. Đó là điều khỏi phải bàn cãi. Tuy nhiên, đóng như thế nào, bao nhiêu để đôi bên cùng có lợi. Nghĩa là Nhà nước không bị thất thu mà người kinh doanh cũng cảm thấy thoả đáng mới là vấn đề quan trọng. Mức thuế 20% mà Dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân đưa ra đối với lợi nhuận chuyển nhượng chứng khoán đang gây nhiều tranh cãi. đóng 20 là quá cao với các nhà đầu tư. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán còn non trẻ, số lượng người tham gia còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm 0,26% dân số thì việc thiết quân luật bằng chính sách thuế thiếu hợp lý như trên sẽ dễ gây phản ứng ngược lại. Lúc đó, DN sẽ mất đi một kênh huy động vỗn hữu ích, Nhà nước cũng không thu được thuế, không khuyến khích được nguồn tiền nhàn rỗi trong dân chúng chảy vào sản xuất, thương mại, dịch vụ... Thứ hai là khi thi luật thuế này sẽ tạo một rào cản lớn ngăn các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường và đẩy các nhà đầu tư cũ rút vốn khỏi thị trường Thứ ba là khó xác định được căn cứ tính thúê trên thị trường OTC Nếu trên hợp đồng bán không ghi giá chuyển nhượng cụ thể hay ghi giá thấp hơn giá sổ sách kế toán thì giá mua được xác định dựa vào giá bán sổ sách kế toán của Cty phát hành. Nhưng có rất nhiều cổ phiếu OTC thường chuyển nhượng qua tay, thì chưa có gì làm căn cứ. Để quản lý thị trường OTC đã khó mà dựa trên những cơ sở đó để thu thuế sẽ không đảm bảo. Chắc chắn lộ trình thu thuế TNCN với chứng khoán sẽ không đơn giản. Nếu áp dụng tính thuế, Nhà nước chỉ nhìn trên quan điểm có lãi thì thu, nếu một NĐT cùng lúc thực hiện hai giao dịch khác nhau, một giao dịch có lãi và một giao dịch bị lỗ thì có coi NĐT đó có lãi và đánh thuế liệu có hợp lý hay không? Trong khi đó, chi phí cho việc giao dịch không chỉ có mua và bán, NĐT còn phải trả hàng loạt phí khác như giao dịch, môi giới, thậm chí là trả lãi suất cao vì phải vay mượn nguồn đầu tư. Một bất cập là, hiện nay các NĐT chứng khoán thường xuyên ở Việt Nam không thuộc một tổ chức nào mà hoàn toàn tự phát, bởi vậy việc cấp mã số thuế thu nhập cá nhân. Những yếu tố xác định giá bán, giá mua chứng khoán là cơ sở để căn cứ tính thuế, nhưng với thị trường OTC, cổ phiếu được chuyển nhượng liên tục, cổ phiếu được mua bán trên thị trường tự do này luôn luôn biến động, bởi giá bán, giá mua chứng khoán ở thị trường này rất khó. Thuế sẽ áp dụng giá bán chứng khoán OTC được căn cứ vào giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng mua bán hoặc tính theo giá sổ sách kế toán của Cty phát hành chứng khoán. Nếu trên hợp đồng bán không ghi giá chuyển nhượng cụ thể hay ghi giá thấp hơn giá sổ sách kế toán thì giá mua được xác định dựa vào giá bán sổ sách kế toán của Cty phát hành. Nhưng có rất nhiều cổ phiếu OTC thường chuyển nhượng qua tay, thì chưa có gì làm căn cứ. Để quản lý thị trường OTC đã khó mà dựa trên những cơ sở đó để thu thuế sẽ không đảm bảo. Chắc chắn lộ trình thu thuế TNCN với chứng khoán sẽ khong don gian Thứ tư là “ Lãi tính thuế, lỗ có được khấu trừ “ Nhà nước chỉ nhìn trên quan điểm có lãi thì thu, nếu một NĐT cùng lúc thực hiện hai giao dịch khác nhau, một giao dịch có lãi và một giao dịch bị lỗ thì có coi NĐT đó có lãi và đánh thuế liệu có hợp lý hay không? Ngay cả các chuyên gia trong ngành chứng khoán cũng băn khoăn. Còn nhiều chi phí có liên quan cần được khấu trừ Chi phí cho việc giao dịch không chỉ có mua và bán, NĐT còn phải trả hàng loạt phí khác như giao dịch, môi giới, thậm chí là trả lãi suất cao vì phải vay mượn nguồn đầu tư. Đối với chi phí môi giới, nếu mua bán chứng khoán niêm yết còn có chứng từ pháp lý, nhưng nếu mua bán trên thị trường OTC thì không thể có. Các khoản chi phí mua thông tin, chi phí đào tạo, chi phí vay vốn, đi lại ăn ở trong quá trình đầu tư... đều là những khoản không thể xác định bằng chứng từ. Chưa bình đẳng Nhiều chuyên gia tài chính, doanh nghiệp cũng nhận xét, quy định trong Dự thảo Luật còn chưa bình đẳng bởi tại các công ty niêm yết, việc chia cổ tức hàng năm đa số có tỷ suất thấp lại phải chịu thuế trong khi tiền lãi tiết kiệm thì không. Điều này sẽ tác động không tốt đến quá trình CPH, phát triển TTCK ở Việt Nam và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng là hình thức đầu tư mua trái phiếu, nhưng thu nhập từ lãi mua trái phiếu của Chính phủ thì không bị đánh thuế, trong khi thu nhập từ lãi mua trái phiếu do doanh nghiệp phát hành lại bị đánh thuế. Theo Phó giám đốc một công ty chứng khoán, việc quy định mức thuế suất 25% cho thu nhập từ chuyển nhượng vốn đã thể hiện sự phân biệt đối xử đối với các NĐT, đặc biệt là các NĐT nhỏ, những người đang chiếm một tỷ lệ rất lớn trên TTCK Việt Nam. Cụ thể: NĐT thu được một khoản lãi 5 triệu đồng từ chuyển nhượng vốn phải chịu một mức thuế suất ngang với một cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh có thu nhập cao ngất ngưởng. Như thế, có thể nói, Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân đã thể hiện sự không khuyến khích NĐT cá nhân tham gia TTCK. 3/ KIẾN NGHỊ Nên đánh thuế trên phần kinh doanh có lãi sau khi đã khấu trừ chi phí, cụ thể như sau : Theo phương thức 1: Tạm trừ 0.1% giá trị mỗi lần bán chứng khoán vào thuế TNCN là không hợp lý. Nên tạm trừ 0.1% trên giá trị mỗi lần bán có lãi. Theo phương thức 2: Mức thuế suất 20% mà dự thảo luật thuế thu nhập cá nhân đưa ra là quá cao so với việc kinh doanh chứng khoán. Do vậy cơ quan tính thuế cần đưa ra mức thuế suất hợp lý hơn và cần phải tham khảo ý kiến của nhiều nhà đầu tư khác nhau. Nếu theo mức thuế suất như vậy cụ thể một nhà đầu tư thu được 5 triệu từ chuyển nhượng chứng khoán phải chịu một mức thuế suất ngang với một cá nhân tham gia kinh doanh có thu nhập cao ngất ngưỡng. Vì vậy có thể nói dự thảo luật đã không khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán. Tuy nhiên sự ra đời của luật thuế thu nhập cá nhân là một điều tất yếu, đã kinh doanh thì phải chịu thuế. Từ mấy năm nay thị trường chứng khoán đã nằm ngoài “vùng phủ sóng” của thuế thu nhập cá nhân thì thời gian tới đây chính thức chịu thuế cũng không là quá sớm. Để việc thu thuế có hiệu quả thì cần cấp mã số thuế cho cá nhân theo cơ quan đơn vị hay tổ chức. Nên xiết chặt công tác quản lý và thu thuế trên thị trường OTC để tránh thất thu thuế. Cần đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại và mở rộng không gian tạo điều kiện cho nhiều nhà đầu tư vào TTCK. Nhà nước cần bổ sung thêm những điều luật một cách công bằng trong việc thu thuế trên TTCK. Nếu đánh thuế trên thu nhập từ cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái phiếu cổ phần thưởng, tín phiếu kho bạc thì nên đánh thuế luôn cả trái phiếu chính phủ. Nên đưa ra hình phạt cụ thể đối với những cá nhân không chấp hành tốt việc tính và nộp thuế trên TTCK. Nhà nước nên xem xét lại việc giảm thu phí môi giới vì phí giao dịch mua và bán chứng khoán ở nước ta hiện nay 0.5% trên mỗi cổ phiếu rất cao so với các nước khác. KẾT LUẬN Việc thắt chặt chính thuế thu nhập cá nhân giúp tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, giúp phần thực hiện công bằng xã hội đồng thời thúc đẩy đầu tư dài hạn và hạn chế được đầu cơ. Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên thì chính sách thu nhập cá nhân đối với những nhà đầu tư chứng khoán còn nhiều hạn chế: thuế suất theo nhiếu nhà đầu tư là chưa phù hợp,việc thu thuế còn nhiều bất cập. điều này đòi hỏi các nhà làm luật phải nghiên cứu nhiều hơn nữa nhằm đưa ra một luật thuế làm an lòng các nhà đầu tư mà vẫn đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước. Qua việc nghiên cứu đề tài này giúp nhóm chúng em đưa ra được kết luận việc đánh thuế thu nhập cá nhân đối với những nhà đầu tư chứng khoán chỉ là một trong những yếu tồ tác động đến thị trường chứng khoán nhưng nó cũng gây ra những biến động đáng kể. Chính điều đó cho thấy rằng thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá non trẻ, vì vậy cần phải xây dựng và hoàn thiện thị trường chứng khoán sẽ giúp cho nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững hơn trong tương lai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docẢnh hưởng của chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với thị trường chứng khoán.doc
Tài liệu liên quan