64 câu hỏi tài chính - Tín dụng

* Đối với nước tiếp nhận vốn: + Giải quyết những khó khăn về kinh tế-xã hội + Tạo điều kiện tăng thu ngân sách dưới hình thức thu thuế. + Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế. + Giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp. + Có tác động quan trọng tới xuất nhập khẩu của nước chủ nhà. + Góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa * Đối với nước xuất khẩu FDI: + Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

docx88 trang | Chia sẻ: phuongdinh47 | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 64 câu hỏi tài chính - Tín dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các tổ chức tài chính trung gian, các cty cổ phần, các DN. Những người trung gian: các nhà môi giới, các cty môi giới, những người tạo thị trường, những người bán chứng khoán. Những người điều hòa: hội đồng chứng khoán quốc gia hay ủy ban CK nhà nước, các hiệp hội tự điều hòa của những người bán CK. Những người đầu tư: các cá nhân, các tổ chức, các quỹ hưu trí, các quỹ tương hổ, các cty bảo hiểm, các NHTM, các cty tài chính, các quỹ tài chính công, các quỹ BHXH 2. Anh chi có nhận định gì về triển vọng thị trường chứng khoán VN trong tương lai? Khối lượng giao dịch trong tương lai sẽ phát triển tăng lên, thị trường luôn nhộn nhịp và sôi động nếu nền kinh tế tăng trưởng, lạm phát giảm, doanh nghiệp làm ăn được và ngược lại  Câu 54: Anh (Chị) hãy phân biệt sự khác nhau giữa trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp? Doanh nghiệp phát hành trái phiếu hay cổ phiếu sẽ có lợi hơn? Cố phiếu Trái phiếu Khái niệm Cổ phiếu là giấy chứng nhận đầu tư của cổ đông vào cty cổ phần Trái phiếu là giấy chứng nhận nợ Sự hoàn trả Ko hoàn trả Có hoàn trả Hưởng quyền lợi Hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh Hưởng lợi tức cố định Quyền tham gia quản lí doanh nghiệp Được quyền tham gia Ko được quyền tham gia 2. DN phát hành trái phiếu hay cổ phiếu thì có lợi? - Thông thường phát hành cổ phiếu có lợi hơn vì làm tăng vốn chủ sở hữu tăng quy mô doanh nghiệp mà từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời nhà đầu tư góp vốn cùng chia sẽ những rũi ro chung. Câu 55: Anh (Chị) hãy trình bày cấu trúc thị trường vốn, các loại sản phẩm lưu hành trên thị trường chứng khoán? Anh (Chị) có nhận định gì về sự phát triển sản phẩm trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam trong tương lai? Trình bày cấu trúc thị trường vốn  Khái niệm : Thị trường vốn là một bộ phận của thị trường tài chính được chuyên môn hóa đối với các nguồn tài chính được trao quyền sử dụng trung và dài hạn . Đối tượng : Quyền sử dụng các nguồn tài chính trung và dài hạn Công cụ: Các chứng khoán trung và dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu dài hạn, chứng chỉ đầu tư, Các bộ phận - Thị trường cho vay dài hạn - Thị trường tín dụng thuê mua (Thị trường cho thuê tài chính) - Thị trường chứng khoán trung và dài hạn Những sản phẩm đang lưu hành trên TTCK: Cổ phiếu: là một loại giấy tờ có giá ghi nhận quyền góp vốn của người nắm giữ đối với người phát hành. Cổ phiếu không có thời hạn, khi nắm giữ cổ phiếu có quyền tham gia quản lý DN, cổ phiếu có lãi gọi là cổ tức. Trái phiếu: là một loại giấy tờ có giá ghi nhận quyền đòi nợ của người nắm giữ đối với người phát hành. Trái phiếu có thể do chính phủ phát hành hoặc do doanh nghiệp phát hành. Trái phiếu có thời hạn nhất định, thường là từ 1 năm đến 5 năm. Trái phiếu được chia lãi, gọi là trái tức. Nếu trái phiếu được phát hành bởi chính phủ thì được gọi là trái phiếu chính phủ, còn trái phiếu do doanh nghiệp phát hành được gọi là trái phiếu công ty. Chứng chỉ quỹ đầu tư: là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp trong quỹ đại chúng.  Chứng khoán phái sinh: là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu, nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Nhận định gì về sự phát triển sản phẩm trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam trong tương lai : Khối lượng giao dịch trong tương lai sẽ phát triển tăng lên, thị trường luôn nhộn nhịp và sôi động nếu nền kinh tế tăng trưởng, lạm phát giảm, doanh nghiệp làm ăn được và ngược lại Câu 56: Anh (Chị) hãy trình bày các định chế tài chính trung gian phi ngân hàng? Phân biệt sự khác nhau giữa các định chế tài chính trung gian phi ngân hàng và ngân hàng thương mại? Các định chế tài chính phi ngân hàng 1/ Quỹ tín dụng - Định chế tài chính thuộc sở hữu tập thể - Huy động vốn qua hình thức nhận tiền gửi có kỳ hạn, tiền gủi tiết kiệm, phát hành các loại chứng khoán nợ - Cấp tín dụng cho các thành viên góp vốn, các tổ chức cá nhân 2/ Công ty tài chính - Công ty tài chính là một trung gian tài chính, hoạt động chủ yếu là cho vay và tài trợ các dự án đầu tư phát triển. - Khác với ngân hàng thương mại, công ty tài chính không được nhận tiên gửi thường xuyên dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng không thực hiện các nghiệp vụ trung gian thanh toán - Các loại công ty tài chính + Công ty tài chính bán hàng : thuộc sở hữu bởi một công ty chế biến hay bán lẽ và cung cấp những khoản tín dụng cho người tiêu dùng để mua hàng của công ty đó. + Công ty tài chính tiêu dùng: chuyên cung cấp các khoản tín dụng cho người tiêu dùng để mua những vật dụng. + Công ty tài chính kinh doanh: cung cấp các hình thức tín dụng đặc biệt cho những hoạt động kinh doanh bằng việc mua các khoản nợ hoặc các giấy tờ có giá 3/ Quỹ đầu tư - Quỹ đầu tư là trung gian tài chính thực hiện huy động vốn từ các nhà đầu tư cá nhân thông qua phát hành chứng chỉ góp vốn đầu tư để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hay các danh mục tài sản khác. - Công ty quản lý quỹ và cơ chế giám sát 4/ Công ty bảo hiểm - Hoạt động chủ yếu nhằm bảo vệ tài chính cho những người có hợp đồng bảo hiểm về những rủi ro thuộc trách nhiệm bảo hiểm trên cơ sở người này phải trả một khoản tiền phí bảo hiểm. + Bảo hiểm tài sản + Bảo hiểm nhân thọ - Phát triển bảo hiểm => phát triển công nghệ phòng chống rủi ro. - Danh mục đầu tư của bảo hiểm + Chứng khoán chính phủ + Trái phiếu công ty + Cổ phiếu + Đầu tư trực tiếp vào bất động sản + Thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính khác. 5/ Công ty chứng khoán: Công ty chứng khoán chính là một trung gian tài chính, Sản phẩm của công ty chứng khoán thường là các dịch vụ tài chính. Phân biệt sự khác nhau giữa các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng và ngân hàng thương mại? Tiêu chí Ngân hàng thương mại Tài chính trung gian phi ngân hàng Khái niệm NHTM là trung gian tài chính thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ với nội dung cơ bản là nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi đó để cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Hoạt động kinh doanh của các định chế tài chính này gắn với các hợp đồng tiết kiệm có điều kiện hoặc phát hành chứng chỉ huy động vốn hoặc chứng chỉ góp vốn từ các nhà tiết kiệm đầu tư, không qua hình thức huy động tiền gửi không kỳ hạn hay tiền gủi tiết kiệm như ngân hàng. Nhận tiền gửi Nhận TG thanh toán không kỳ hạn Không nhận TGTT, TG ngắn hạn Chức năng Đảm bảo chức năng thanh toán không dùng tiền mặt Không đảm nhận Dịch vụ trung gian NHTM làm dịch vụ trung gian hoa hồng: chuyển tiền, ATM . tư vấn,.. Không làm. Câu 57: Anh (Chị) hãy trình bày khái niệm, các chế độ tỷ giá hối đoái? Hiện nay Việt Nam đang áp dụng chế độ tỷ giá nào và mặt tích cực của nó? Khái niệm tỷ giá hối đoái: Tỉ giá hối đoái là giá cả của đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện bằng những đơn vị tiền tệ của nước khác Các chế độ tỷ giá hối đoái: 1. Tỷ giá hối đoái cố định (TGHĐCĐ) là tỷ giá hối đoái mà được giữ cố định trong một thời gian dài với biên độ dao động nhỏ ở mức cho phép. Thông thường , đồng nội tệ sẽ được xác định TGHĐCĐ với một đồng ngoại tệ mạnh (USA,GBP.JPY,UREO,CAD.....) hoặc với vàng và được giữ cố định trong một khoảng thời gian dài Ưu điểm Ổn định tỷ giá, ôn định kinh tế vĩ mô Do ôn định tỷ giá nên hoạt động kinh doanh và đầu tư nước ngoài được thúc đẩy Tăng tính hợp tác trong thương mại giữa các quốc gia Tạo tính kỷ luật cho các chính sách kinh tế vĩ mô Nhược điểm Tạo ra sự chênh lênh giữa tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa Làm sai lệch các tính toán Tạo ra tỷ giá chợ đen NHTW phải có một lượng ngoại tế đủ lớn để duy trì tỷ giá và phải thương xuyên giám sát sự biến động của tỷ giá đăc biệt khi có các bất ổn kinh tế - chính trị trên thế giới 2. Tỷ giá hối đoái thả nổi: Là tỷ giá hình thành tự phát triển trên thị trường và nhà nước không can thiệp vào sự hình thành và quản lý tỷ giá này 3. Tỷ giá thả nổi có điều chỉnh: Là tỷ giá lên xuống phụ thuộc quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối nhưng có sự can thiệp của NHTW. Hiện nay VN đang áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái : VN áp dụng tỷ giá thả nổi có điều chỉnh Câu 58: Anh (Chị) hãy trình bày khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái? Những biện pháp bình ổn tỷ giá hối đoái của ngân hàng trung ương? Khái niệm tỷ giá hối đoái: Tỉ giá hối đoái là giá cả của đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện bằng những đơn vị tiền tệ của nước khác Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Trạng thái cán cân thanh toán quốc tế: Nếu cán cân thanh toán của một nước bội chi thì nước bội chi sẽ phải xuất ngoại hối để trả nợ nên nhu cầu về ngoại hối của nước bội chi sẽ tăng lên, làm cho tỷ giá hối đoái biến động theo hướng bất lợi cho các nước bội chi cán cân thanh toán quốc tế. Lạm phát: làm cho nội tệ bị sụt giá so với ngoại tệ, tức làm tăng giá trị của ngoại tệ. Lãi suất: sự gia tăng lãi suất ở 1 nước sẽ làm cho đồng tiền nước đó hấp dẫn hơn. Sự gia tăng này kích thích nhập khẩu vốn. việc tăng lãi suất trong nước là 1 công cụ bảo vệ kinh điển và ngắn hạn đối với tỷ giá hối đoái làm cho đồng tiền trong nước vững giá hơn trên thị trường Các nhân tố khác: + Thực trạng của thị trường tài chính và các nghiệp vụ đầu cơ trên thị trường. + Lòng tin đối với ngoại tệ trên thị trường tài chính quốc tế + Sự can thiệp của chính phủ: cấp giấy phép xuất nhập khẩu, ấn định các thể thức chuyển vốn, thời hạn thanh toán với nước ngoài, các điều khoản về thuế + Tình hình kinh tế chính trị - xã hội, chiến tranh, thiên tai đều ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Để bình ổn tỷ giá hối đoái ngân hàng TW cần những biện pháp: Trong nền kinh tế hiện đại, tỉ giá hối đoái biến động thường xuyên trên thị trường tiền tệ thế giới, vì vậy các quốc gia đã tìm mọi cách, mọi biện pháp để bình ổn giá hối đoái. Các phương pháp thường được sử dụng là: + Chính sách chiết khấu: Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là: thông qua vai trò điều tiết vĩ mô (của Nhà nước) đối với nền kinh tế, NHTW có thể công bố thay đổi lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu, dẫn đến làm thay đổi lãi suất tín dụng trên thị trường, tạo ra sự kích thích đối với tư bản nước ngoài. Từ đó dẫn tới sự thay đổi về lượng cung cầu ngoại tệ phù hợp và bình ổn tỉ giá hối đoái. + Chính sách hối đoái: Nguyên lý cơ bản của biện pháp này là Nhà nước phải tạo cho được sự tác động trực tiếp vào tỉ giá hối đoái. NHTW, thông qua các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ tạo khả năng thay đổi quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường, từ đó thực hiện mục tiêu bình ổn tỉ giá hối đoái của mình. Biện pháp này đòi hỏi NHTW phải có quỹ ngoại hối dồi dào và Nhà nước cũng cần hình thành quỹ dự trữ bình ổn hối đoái. + Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái: là hình thức biến tướng của chính sách hối đoái, mục đích của nó nhằm tạo ra một cách chủ động một lực lượng dự trữ ngoại hối để ứng phó với sự biến động của tỷ giá hối đoái Câu 59: Anh (Chị) hãy trình bày các hình thức quan hệ tài chính quốc tế của Việt Nam hiện nay? Trong đó, hình thức nào là quan trọng nhất, vì sao? Hình thức quan hệ tài chính quốc tế của Việt Nam Các hình thức chủ yếu của tài chính quốc tế: Đầu tư quốc tế trực tiếp (FDI), tín dụng quốc tế, viện trợ không hoàn lại). 1. Tín dụng quốc tế ( TDQT) 1.1. Khái niệm: - Tín dụng quốc tế là tổng thể các quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể của một nước với các chủ thể của nước khác và với các tổ chức quốc tế khi cho vay và trả nợ tiền vay theo những nguyên tắc của tín dụng. - TDQT là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay vốn và kiếm lời thông qua lãi suất tiền vay. TDQT là quan hệ tín dụng giữa các chủ thể thuộc nhiều quốc gia khác nhau trong quá trình huy động và sử dụng các nguồn vốn tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả. 1.2. Các hình thức TDQTế 1.2.1. Vay thương mại _ Khái niệm: Vay thương mại là hình thức vay nợ quốc tế dựa trên cơ sở quan hệ sử dụng về vốn trên thị trường, lãi suất do thị trường quyết định. _ Đặc điểm + Người cung cấp vốn không tham gia vào hoạt động của người vay (nhưng trước khi cho vay phải nghiên cứu tính khả thi của dự án đầu tư, có yêu cầu về bảo lãnh hoặc thế chấp các khoản vay để giảm rủi ro). + Chủ đầu tư nước ngoài thu lợi nhuận qua lãi suất ngân hàng cố định theo khế ước vay độc lập với kết quả sử dụng vốn vay. + Tuy có những ràng buộc nhưng độ rủi ro đối với chủ đầu tư thường rất lớn trong các trường hợp các doanh nghiệp vay làm ăn thua lỗ, phá sản. + Đối tượng vay vốn là các doanh nghiệp, chính phủ các nước. 1.2.2. Viện trợ phát triển chính thức (ODA) _ Khái niệm : ODA là các khoản viện trợ cho vay ưu đãi cảu các chính phủ, các hệ thống của tổ chức Liên Hiệp Quốc, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức TCQT dành cho chính phủ và các nước đang phát triển. _ Đặc điểm + Là nguồn vốn tài trợ ưu đãi của nước ngoài, các nhà tài trợ không trực tiếp điều hành dự án nhưng có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hổ trợ chuyên gia. + Nguồn vốn ODA gồm các khoản vay ưu đãi, trong đó có một tỷ lệ nhất định là viện trợ không hoàn lại. + Các nước nhận vốn ODA phải hội đủ một số điều kiện nhất định mới được nận tài trợ. + Chủ yếu dành hỗ trợ cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, giáo dục, y tế,... 1.3. Ưu nhược điểm của TDQTế _ Ưu điểm + Vốn vay chủ yếu dưới dạng tiền tệ, dễ chuyển thành các phương tiện đầu tư khác. + Nước tiếp nhận đầu tư toàn quyền chủ động sử dụng vốn đầu tư cho mục đích riêng của mình. + Chủ đầu tư nước ngoài có thu nhập ổn định thông qua lãi suất tiền vay, không phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của vốn đầu tư. + Nhiều nước chủ đầu tư thông qua hình thức này đã trói buộc các nước tiếp nhận đầu tư vào vòng ảnh hưởng của mình. _ Nhược điểm + Hậu quả sử dụng vốn thường thấp: hiệu quả sử dụng vốn vay sẽ phụ thuộc vào nước đi vay. + Đối với nước đi vay, đặc biệt là những nước chậm và đang phát triển, TDQT sẽ có thể trở thành "con dao hai lưỡi". Nếu các nước này sử dụng và quản lý nguồn vốn vay không có hiệu quả thì có thể dẫn đến tình trạng nợ nần, thậm chí mất khả năng chi trả. 2. Đầu tư quốc tế trực tiếp (FDI) 2.1 Khái niệm : Đầu tư quốc tế trực tiếp là việc các tổ chức, cá nhân một nước thực hiện đầu tư vốn ra nước ngoài dưới hình thức tự mình đứng ra kinh doanh hoặc hợp tác kinh doanh với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài. 2.2. Đặc điểm - Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện bằng vốn do chủ đầu tư nước ngoài tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Nó là hình thức đầu tư mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, cũng như không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. - Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là DN 100% vốn nước ngoài, hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tùy thuộc tỷ lệ góp vốn của mình. - Nguồn vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư mà còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động. - Thông qua FDI, doanh nghiệp của nước chủ nhà còn có thể tiếp thu được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại ... là những mục tiêu mà những hình thức đầu tư khác không có được. 2.3 Các hình thức FDI - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp do chủ nước ngoài đầu tư 100% vốn tại nước sở tại, có quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật của nước sở tại. Doanh nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. - Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập do các chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp ở nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận, chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên vào vốn đầu tư. - Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: là một văn bản được ký kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà thành lập pháp nhân mới.  - Các hình thức khác: hợp đồng xây dựng-vận hành-chuyển giao (BOT),BT, BTO 2.4 Lợi ích của FDI * Đối với nước tiếp nhận vốn: - Đối với những nước công nghiệp phát triển: + Giải quyết những khó khăn về kinh tế-xã hội + Tạo điều kiện tăng thu ngân sách dưới hình thức thu thuế. + Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế. - Đối với các nước đang phát triển: + Nguồn vốn bổ sung quan trọng để các nước đang phát triển thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. + Các dự án FDI góp phần thu hút một lượng lớn lao động giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp. + Hoạt động của các dự án FDI có tác động quan trọng tới xuất nhập khẩu của nước chủ nhà. + Với chính sách thu hút vốn FDI theo các ngành nghề định hướng hợp lý sẽ góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa + Cùng với FDI, doanh nghiệp trong nước có thể học hỏi phương thức quản lý công nghiệp hiện đại, tiếp cận những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến. + Các dự án FDI góp phần bổ sung nguồn thu quan trọng cho ngân sách các quốc gia. * Đối với nước xuất khẩu FDI: - FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường bành trướng sức mạnh kinh tế và vai trò ảnh hưởng trên thế giới. - FDI giúp các công ty nước ngoài giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư, thu lợi nhuận cao - FDI giúp chủ đầu tư tìm được các nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. - FDI giúp các chủ đầu tư nước ngoài đổi mới cơ cấu sản phẩm, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. 2.5 Mặt trái của FDI - Các nước nhận đầu tư có thể phải tiếp nhận những công nghệ và kỹ thuật lạc hậu từ đó có thể gây ra rất nhiều những thiệt hại cho nước sở tại - Các nhà đầu tư thường tính giá cao hơn hoặc bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào, gây thua thiệt cho nước nhận đầu tư. - Nước nhận đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư như giảm thuế, miễn thuế, ... từ đó có thể tạo ra sự bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước trong quá trình cạnh tranh. - Nếu nước sở tại không có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học sẽ dẫn tới đầu tư tràn lan, kém hiệu quả. Nếu đầu tư vào môi trường bất ổn về kinh tế, chính trị thì nhà đầu tư sẽ bị mất vốn. 3. Viên trợ quốc tế không hoàn lại - Viện trợ không hoàn lại là một hình thức của quan hệ TCQT, có thể diễn ra giữa 2 chính phủ ( gọi là viện trợ song phương) hoặc diễn ra giữa các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ với Chính phủ hoặc các tổ chức của các nước trong cộng đồng quốc tế ( gọi là viện trợ đa phương). +Viện trợ song phương: dưới hình thức viện trợ của các Chính phủ cho Việt nam, nhất là của các nước XHCN trước đây. + Viện trợ đa phương: dưới hình thức viện trợ của các tổ chức quốc tế trong và ngoài Liên hiệp quốc ( LHQ) tập trung ở các tổ chức lớn là Chương trình phát triển của LHQ (UNDP), Quỹ nhi đồng LHQ ( UNICEF), Tổ chức lương thực và nông nghiệp (FAO), Quỹ dân số LHQ (UNFPA)... Ngoài ra còn có viện trợ của các tổ chức phi chính phủ ( NGOs) thường thực hiện các chương trình về vệ sinh môi trường, đào tạo nghề, cấp thoát nước, các dự án liên quan đến chăm sóc sức khoẻ cộng đồng... Hình thức quốc tế quan trọng nhất là quan hệ đầu tư trực tiếp vì tạo được công ăn việc làm, tạo được nguồn thu nhập. Câu 60: Anh (Chị) hãy trình bày nội dung hoạt động các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế chủ yếu mà Việt Nam hiện là thành viên? Trong đó, tổ chức nào là quan trọng nhất? Nội dung hoạt động các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế chủ yếu mà VN hiện là thành viên Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) * Mục đích hoạt động của quỹ: _ Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế. _ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và tăng trưởng ổn định của thương mại quốc tế. _ Thúc đẩy sự ổn định về hối đoái, duy trì việc dàn xếp hối đoái có trật tự giữa các thành viên. _ Hỗ trợ trong việc thiết lập hệ thống thanh toán đa phương giữa các thành viên. _ Giúp các nước thành viên bằng cách cho tận dụng nguồn vốn chung của IMF để sửa chữa các sai sót trong cán cân thanh toán . Rút ngắn giai đoạn làm giảm bớt mức độ mất cân đối trong cán cân thanh toán giữa các nước thành viên. * Các nghiệp vụ tài trợ của IMF - IMF thực hiện các nghiêp vụ tài trợ cho các nước nhằm mục đích ổn định tiền tệ và cán cân thanh toán quốc tế. - Rút vốn dự trữ: Các nước thành viên có quyền tự động rút vốn đối với 25% số vốn góp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi của mình để bù đắp thiếu hụt cán cân thanh toán. Rút vốn dự trữ không mang tính chất vay mượn nên không phải chịu lãi suất mà chỉ thu lệ phí. - Tín dụng thông thường theo đợt : Hình thức này giúp các nước hội viên có nhu cầu bù đắp thiếu hụt trên cán cân thanh toán có thêm nguồn tài chính, nhưng không tài trợ ngay một lần mà phân làm bốn lần với những điều kiện giải ngân khác nhau. - Tài trợ bù đắp bất ngờ : Hình thức này giúp các nước hội viên khắc phục sự thiếu hụt trên cán cân thanh toán do sự giảm mức xuất khẩu có tính chất tạm thời và mang tính khách quan. - Dự trữ điều hoà: Hình thức này giúp một số nước hội viên gặp khó khăn về cán cân thanh toán do phải đóng góp phí tổn xây dựng các kho dự trữ về nông sản cơ bản. Hình thức này đã không còn tồn tại cách đây 15 năm. - Điều chỉnh cơ cấu : Tài trợ điều chỉnh cơ cấu dựa vào nguồn tín thác dành cho các nước đang phát triển có thu nhập thấp theo những điều kiện ưu đãi với mức cao nhất về thời hạn và lãi suất. - Tài trợ giảm nghèo và tăng trưởng: Phục vụ chi chiến lược đấu tranh chống đói nghèo trên toàn thế giới. - Tài trợ dự trữ bổ sung: Đáp ứng nhu cầu tài chính ngắn hạn do thiệt hại đột xuất và do sự bất ổn của thị trường. - Tài trợ phòng ngừa: Hỗ trợ những nước bị ảnh hưởng của khủng hoảng. - Tài trợ chuyển đổi hệ thống: Đáp ứng yêu cầu tài chính của một số nước thành viên chuyển đổi hệ thống kinh tế. 2. Ngân hàng thế giới (WB – World bank) *. Mục đích hoạt động: - Hỗ trợ sự phát triển về kinh tế và nâng cao mức sống của người dân tại các quốc gia thành viên. - Hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tại các nước đang phát triển thông qua công ty tài chính quốc tế. c. Nguyên tắc hoạt động: Dựa trên nguyên tắc phiếu bầu, quyền bỏ phiếu tại Ngân hàng thế giới được quyết định chủ yếu dựa trên vốn cổ phần. *. Các nghiệp vụ tài trợ của Ngân hàng thế giới - Cho vay đặc biệt - Cho vay lĩnh vực - Cho vay điều chỉnh cơ cấu - Cho vay tái thiết khẩn cấp 3. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) *. Mục tiêu hoạt động - Tăng trưởng kinh tế và bền vững - Phát triển toàn diện về xã hội - Quản lý thể chế và chính sách có hiệu quả - Nâng cao vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển - Hợp tác và hội nhập vùng - Bền vững về môi trường * Các hoạt động của Ngân hàng phát triển Châu Á Hoạt động cho vay : - Theo tính chất nguồn vốn vay, các khoản vay của ADB được chia làm hai loại: + Cho vay ưu đãi từ nguồn vốn đặc biệt + Cho vay theo lãi suất thị trường từ nguồn vốn thông thường - Căn cứ vào tiêu chí thu nhập và khả năng trả nợ, các nước hội viên vay vốn của Ngân hàng phát triển Châu Á được phân thành các nhóm từ A đến C để xác định hình thức vay vốn, trong đó: + Nhóm A: gồm các nước chỉ vay từ nguồn vốn đặc biệt + Nhóm B1: gồm các nước vay phần lớn từ nguồn vốn đặc biệt và một phần từ nguồn vốn thông thường. + Nhóm B2: gồm các nước vay phần lớn từ nguồn vốn thông thường và một phần từ nguồn vốn đặc biệt. + Nhóm C: gồm các nước chỉ vay từ nguồn vốn thông thường. - Các phương thức cho vay chính của Ngân hàng phát triển Châu Á gồm: Khoản vay dự án, khoản vay chương trình, khoản vay theo ngành, hạn mức tín dụng. Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật: Ngoài các khoản vay cho dự án, chương trình, Ngân hàng phát triển Châu Á còn tài trợ cho các dự án hỗ trợ kỹ thuật bằng nguồn vốn không hoàn lại để giúp các nước hội viên chuẩn bị khoản vay, tăng cường năng lực, thể chế, xây dựng chiến lược phát triển. Hoạt động khu vực tư nhân: bao gồm đầu tư cổ phần, cho vay trực tiếp để hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển và tham gia vào quá trình tăng trưởng kinh tế ở các nước hội viên. Hoạt động đồng tài trợ và bảo lãnh: Ngân hàng phát triển Châu Á phối hợp với các nhà tài trợ khác trong các chương trình, dự án, xây dựng chiến lược phát triển và bảo lãnh cho các khoản vay khu vực công cộng hay tư nhân của các nước hội viên. Tổ chức quan trọng nhất là quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vì có tổ chức này mới có 2 tổ chức kia.  Câu 61: Anh (Chị) hãy trình bày khái niệm, nội dung cán cân thanh toán quốc tế? Anh (Chị) hãy nêu biện pháp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế? Khái niệm: Cán cân thanh toán quốc tế là bản đối chiếu giữa các khoản tiền thu được từ nước ngoài với các khoản tiền trả cho nước ngoài của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Nội dung cán cân thanh toán quốc tế Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế bao gồm những khoản mục sau đây: Khoản mục hàng hoá: phản ánh tổng giá trị hàng hoá xuất và nhập của một nước, mối tương quan giữa tổng thu và tổng chi của khoản mục này hình thành cán cân thương mại. Khoản mục hàng hoá là khoản mục đóng vai trò quan trọng nhất trong cán cân thanh toán quốc tế. Khoản mục dịch vụ: phản ánh toàn bộ số thu và chi đối ngoại của một quốc gia về các dịch vụ đã cung ứng và được cung ứng, chẳng hạn như dịch vụ vận tải, bảo hiểm, bưu điện, ngân hàng Các nghiệp vụ trên đây phản ánh những nghiệp vụ có tính chất hai chiều đối với nước ngoài. Khoản mục giao dịch đơn phương: phản ánh những nghiệp vụ xuất nhập hàng hoá, dịch vụ hay tiền vốn không cần có sự bù đắp, bồi hoàn. Chẳng hạn các khoản thu chi dưới hình thức viện trợ không hoàn lại, các khoản giúp đỡ nhân đạo, từ thiện, chuyển ngân kiều hối Tổng các khoản thu và chi của các khoản mục trên gọi là “cán cân thanh toán vãng lai”. Khoản mục về vốn: phản ánh các trao đổi đối ngoại có liên quan đến sự vận động của vốn ngắn hạn cũng như vốn dài hạn giữa một nước với nước ngoài. Thông thường sự vận động của vốn dài hạn hay biểu hiện thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp với nước ngoài. Còn sự vận động của vốn ngắn hạn dưới hình thức chuyển dịch vốn để kiếm chênh lệch về lãi suất hoặc để đầu cơ trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối. Khoản mục dự trữ quốc tế: bao gồm sự vận động của vàng, ngoại tệ tại quỹ và ngoại tệ gửi ở nước ngoài. Sự vận động của các khoản mục dự trữ quốc tế của một nước trong thời kỳ nhất định là kết quả tổng hợp của các nghiệp vụ thuộc cán cân thanh toán vãng lai cũng như các nghiệp vụ về vốn. Mức chênh lệch có thể được coi như là số thặng dư hay thiếu hụt trên cán cân thanh toán của một nước. 3. Biện pháp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế Khi cán cân thanh toán quốc tế bị thiếu hụt, các Nhà nước trong nền kinh tế thị trường thường sử dụng một số biện pháp sau: (1) Biện pháp thường xuyên và phổ biến là vay nợ nước ngoài. Thông qua các nghiệp vụ vãng lai với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài để vay ngoại tệ cần thiết nhằm bổ sung thêm lượng ngoại hối cung cấp cho thị trường. (2) Biện pháp thứ hai là tăng lãi suất chiết khấu. Biện pháp này thường được áp dụng khi thực hiện chính sách tiền tệ tín dụng cần thiết thích hợp để thu hút được nhiều tư bản ngắn hạn từ những thị trường ngoài nước di chuyển đến nước mình làm tăng thêm phần thu nhập ngoại tệ của cán cân thanh toán, thu hẹp khoảng cách về sự thiếu hụt giữa thu và chi trong cán cân thanh toán. Chính sách chiết khấu thường được sử dụng phổ biến để thu hút tư bản. NHTW thường nâng lãi suất chiết khấu, dẫn đến lãi suất tín dụng trên thị trường tăng, thu hút tư bản nước ngoài vào. Biện pháp này chỉ có hiệu quả khi tình hình kinh tế chính trị xã hội của quốc gia khá ổn định và mức độ bội chi không lớn lắm. (3) Biện pháp thứ ba là phá giá tiền tệ. Ở nhiều nước, trong những điều kiện nhất định đã sử dụng biện pháp này như một công cụ hữu hiệu, góp phần cân bằng cán cân thanh toán và bình ổn tỷ giá hối đoái. Phá giá tiền tệ là sự công bố của Nhà nước về việc giảm giá đồng tiền nước mình so với vàng hay so với một hoặc nhiều đồng tiền nước khác. Biện pháp này sẽ tạo điều kiện để đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, từ đó cải thiện cán cân thanh toán. Thực ra phá giá tiền tệ chỉ tạo điều kiện để thúc đẩy xuất khẩu, vì hoạt động xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều yếu tố, như: năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh. Câu 62: Anh (Chị) hãy trình bày các hình thức chủ yếu của tài chính quốc tế? Phân tích vai trò của tài chính quốc tế đối với sự phát triển kinh tế Các hình thức chủ yếu của tài chính quốc tế: Đầu tư quốc tế trực tiếp (FDI), tín dụng quốc tế, viện trợ không hoàn lại). 1. Tín dụng quốc tế ( TDQT) 1.1. Khái niệm: - TDQT là tổng thể các quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể của một nước với các chủ thể của nước khác và với các tổ chức quốc tế khi cho vay và trả nợ tiền vay theo những nguyên tắc của tín dụng. - TDQT là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay vốn và kiếm lời thông qua lãi suất tiền vay. TDQT là quan hệ tín dụng giữa các chủ thể thuộc nhiều quốc gia khác nhau trong quá trình huy động và sử dụng các nguồn vốn tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả. 1.2. Các hình thức TDQTế 1.2.1. Vay thương mại _ Khái niệm: Vay thương mại là hình thức vay nợ quốc tế dựa trên cơ sở quan hệ sử dụng về vốn trên thị trường, lãi suất do thị trường quyết định. _ Đặc điểm + Người cung cấp vốn không tham gia vào hoạt động của người vay (nhưng trước khi cho vay phải nghiên cứu tính khả thi của dự án đầu tư, có yêu cầu về bảo lãnh hoặc thế chấp các khoản vay để giảm rủi ro). + Chủ đầu tư nước ngoài thu lợi nhuận qua lãi suất ngân hàng cố định theo khế ước vay độc lập với kết quả sử dụng vốn vay. + Tuy có những ràng buộc nhưng độ rủi ro đối với chủ đầu tư thường rất lớn trong các trường hợp các doanh nghiệp vay làm ăn thua lỗ, phá sản. + Đối tượng vay vốn là các doanh nghiệp, chính phủ các nước. 1.2.2. Viện trợ phát triển chính thức (ODA) _ Khái niệm : ODA là các khoản viện trợ cho vay ưu đãi cảu các chính phủ, các hệ thống của tổ chức Liên Hiệp Quốc, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức TCQT dành cho chính phủ và các nước đang phát triển. _ Đặc điểm + Là nguồn vốn tài trợ ưu đãi của nước ngoài, các nhà tài trợ không trực tiếp điều hành dự án nhưng có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hổ trợ chuyên gia. + Nguồn vốn ODA gồm các khoản vay ưu đãi, trong đó có một tỷ lệ nhất định là viện trợ không hoàn lại. + Các nước nhận vốn ODA phải hội đủ một số điều kiện nhất định mới được nận tài trợ. + Chủ yếu dành hỗ trợ cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, giáo dục, y tế,... 1.3. Ưu nhược điểm của TDQTế _ Ưu điểm + Vốn vay chủ yếu dưới dạng tiền tệ, dễ chuyển thành các phương tiện đầu tư khác. + Nước tiếp nhận đầu tư toàn quyền chủ động sử dụng vốn đầu tư cho mục đích riêng của mình. + Chủ đầu tư nước ngoài có thu nhập ổn định thông qua lãi suất tiền vay, không phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của vốn đầu tư. + Nhiều nước chủ đầu tư thông qua hình thức này đã trói buộc các nước tiếp nhận đầu tư vào vòng ảnh hưởng của mình. _ Nhược điểm + Hậu quả sử dụng vốn thường thấp: hiệu quả sử dụng vốn vay sẽ phụ thuộc vào nước đi vay. + Đối với nước đi vay, đặc biệt là những nước chậm và đang phát triển, TDQT sẽ có thể trở thành "con dao hai lưỡi". Nếu các nước này sử dụng và quản lý nguồn vốn vay không có hiệu quả thì có thể dẫn đến tình trạng nợ nần, thậm chí mất khả năng chi trả. 2. Đầu tư quốc tế trực tiếp (FDI) 2.1 Khái niệm : Đầu tư quốc tế trực tiếp là việc các tổ chức, cá nhân một nước thực hiện đầu tư vốn ra nước ngoài dưới hình thức tự mình đứng ra kinh doanh hoặc hợp tác kinh doanh với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài. 2.2. Đặc điểm - Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện bằng vốn do chủ đầu tư nước ngoài tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Nó là hình thức đầu tư mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, cũng như không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. - Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là DN 100% vốn nước ngoài, hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tùy thuộc tỷ lệ góp vốn của mình. - Nguồn vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư mà còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động. - Thông qua FDI, doanh nghiệp của nước chủ nhà còn có thể tiếp thu được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại ... là những mục tiêu mà những hình thức đầu tư khác không có được. 2.3 Các hình thức FDI - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp do chủ nước ngoài đầu tư 100% vốn tại nước sở tại, có quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật của nước sở tại. Doanh nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. - Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập do các chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp ở nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận, chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên vào vốn đầu tư. - Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: là một văn bản được ký kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà thành lập pháp nhân mới.  - Các hình thức khác: hợp đồng xây dựng-vận hành-chuyển giao (BOT),BT, BTO 2.4 Lợi ích của FDI * Đối với nước tiếp nhận vốn: - Đối với những nước công nghiệp phát triển: + Giải quyết những khó khăn về kinh tế-xã hội + Tạo điều kiện tăng thu ngân sách dưới hình thức thu thuế. + Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế. - Đối với các nước đang phát triển: + Nguồn vốn bổ sung quan trọng để các nước đang phát triển thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. + Các dự án FDI góp phần thu hút một lượng lớn lao động giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp. + Hoạt động của các dự án FDI có tác động quan trọng tới xuất nhập khẩu của nước chủ nhà. + Với chính sách thu hút vốn FDI theo các ngành nghề định hướng hợp lý sẽ góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa + Cùng với FDI, doanh nghiệp trong nước có thể học hỏi phương thức quản lý công nghiệp hiện đại, tiếp cận những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến. + Các dự án FDI góp phần bổ sung nguồn thu quan trọng cho ngân sách các quốc gia. * Đối với nước xuất khẩu FDI: - FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường bành trướng sức mạnh kinh tế và vai trò ảnh hưởng trên thế giới. - FDI giúp các công ty nước ngoài giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư, thu lợi nhuận cao - FDI giúp chủ đầu tư tìm được các nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. - FDI giúp các chủ đầu tư nước ngoài đổi mới cơ cấu sản phẩm, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. 2.5 Mặt trái của FDI - Các nước nhận đầu tư có thể phải tiếp nhận những công nghệ và kỹ thuật lạc hậu từ đó có thể gây ra rất nhiều những thiệt hại cho nước sở tại - Các nhà đầu tư thường tính giá cao hơn hoặc bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào, gây thua thiệt cho nước nhận đầu tư. - Nước nhận đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư như giảm thuế, miễn thuế, ... từ đó có thể tạo ra sự bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước trong quá trình cạnh tranh. - Nếu nước sở tại không có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học sẽ dẫn tới đầu tư tràn lan, kém hiệu quả. Nếu đầu tư vào môi trường bất ổn về kinh tế, chính trị thì nhà đầu tư sẽ bị mất vốn. 3. Viên trợ quốc tế không hoàn lại - Viện trợ không hoàn lại là một hình thức của quan hệ TCQT, có thể diễn ra giữa 2 chính phủ ( gọi là viện trợ song phương) hoặc diễn ra giữa các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ với Chính phủ hoặc các tổ chức của các nước trong cộng đồng quốc tế ( gọi là viện trợ đa phương). +Viện trợ song phương: dưới hình thức viện trợ của các Chính phủ cho Việt nam, nhất là của các nước XHCN trước đây. + Viện trợ đa phương: dưới hình thức viện trợ của các tổ chức quốc tế trong và ngoài Liên hiệp quốc ( LHQ) tập trung ở các tổ chức lớn là Chương trình phát triển của LHQ (UNDP), Quỹ nhi đồng LHQ ( UNICEF), Tổ chức lương thực và nông nghiệp (FAO), Quỹ dân số LHQ (UNFPA)... Ngoài ra còn có viện trợ của các tổ chức phi chính phủ ( NGOs) thường thực hiện các chương trình về vệ sinh môi trường, đào tạo nghề, cấp thoát nước, các dự án liên quan đến chăm sóc sức khoẻ cộng đồng... Phân tích vai trò của tài chính quốc tế đối với sự phát triển kinh tế _ Một là, TCQT góp phần quan trọng trong việc khai thác các nguồn lực tài chính bên ngoài phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước. Nhờ vào các quan hệ TCQT, mỗi quốc gia có thể khai thác một cách tốt nhất các nguồn lực tài chính từ bên ngoài kết hợp với việc sử dụng các nguồn lực từ trong nước tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nước mình. _ Hai là, TCQT tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia và phân công lao động quốc tế. Thông qua các quan hệ TCQT, mỗi quốc gia có thể phát huy đến mức cao nhất lợi thế so sánh của mình về các nguồn lực trong nước trong quan hệ kinh tế với các nước khác. Điều này góp phần làm tăng hiệu quả của phân công lao động quốc tế. Câu 63: Anh (Chị) hãy trình bày cơ cấu tổ chức, mục tiêu hoạt động, các hoạt động chủ yếu của các Ngân Hàng Thế Giới WB, IMF và ADB. Quan hệ giữa Việt Nam với tổ chức này? Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) a. Cơ cấu tổ chức: _ Điều hành hoạt động của IMF gồm một hội đồng thống đốc, một ban điều hành, một tổng giám đốc điều hành và đội ngũ nhân sự. Mỗi quốc gia thành viên đều có một thống đốc đại diện và một thống đốc dự bị trong Hội đồng thống đốc - cơ quan quyền lực cao nhất của IMF. Hội đồng này nhóm họp hàng năm. Quyền bỏ phiếu của mỗi thành viên phụ thuộc vào mức đóng góp của quốc gia đó vào nguồn tài chính tại Quỹ. _ Trụ sở tại Washington. Hoạt động hàng ngày của quỹ do một ban điều hành thực hiện, gồm 22 giám đốc, đứng đầu là một Tổng giám đốc điều hành. b. Mục đích hoạt động của quỹ: _ Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế. _ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và tăng trưởng ổn định của thương mại quốc tế. _ Thúc đẩy sự ổn định về hối đoái, duy trì việc dàn xếp hối đoái có trật tự giữa các thành viên. _ Hỗ trợ trong việc thiết lập hệ thống thanh toán đa phương giữa các thành viên. _ Giúp các nước thành viên bằng cách cho tận dụng nguồn vốn chung của IMF để sửa chữa các sai sót trong cán cân thanh toán . Rút ngắn giai đoạn làm giảm bớt mức độ mất cân đối trong cán cân thanh toán giữa các nước thành viên. Các nghiệp vụ tài trợ của IMF - IMF thực hiện các nghiêp vụ tài trợ cho các nước nhằm mục đích ổn định tiền tệ và cán cân thanh toán quốc tế. - Rút vốn dự trữ: Các nước thành viên có quyền tự động rút vốn đối với 25% số vốn góp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi của mình để bù đắp thiếu hụt cán cân thanh toán. Rút vốn dự trữ không mang tính chất vay mượn nên không phải chịu lãi suất mà chỉ thu lệ phí. - Tín dụng thông thường theo đợt : Hình thức này giúp các nước hội viên có nhu cầu bù đắp thiếu hụt trên cán cân thanh toán có thêm nguồn tài chính, nhưng không tài trợ ngay một lần mà phân làm bốn lần với những điều kiện giải ngân khác nhau. - Tài trợ bù đắp bất ngờ : Hình thức này giúp các nước hội viên khắc phục sự thiếu hụt trên cán cân thanh toán do sự giảm mức xuất khẩu có tính chất tạm thời và mang tính khách quan. - Dự trữ điều hoà: Hình thức này giúp một số nước hội viên gặp khó khăn về cán cân thanh toán do phải đóng góp phí tổn xây dựng các kho dự trữ về nông sản cơ bản. Hình thức này đã không còn tồn tại cách đây 15 năm. - Điều chỉnh cơ cấu : Tài trợ điều chỉnh cơ cấu dựa vào nguồn tín thác dành cho các nước đang phát triển có thu nhập thấp theo những điều kiện ưu đãi với mức cao nhất về thời hạn và lãi suất. - Tài trợ giảm nghèo và tăng trưởng: Phục vụ chi chiến lược đấu tranh chống đói nghèo trên toàn thế giới. - Tài trợ dự trữ bổ sung: Đáp ứng nhu cầu tài chính ngắn hạn do thiệt hại đột xuất và do sự bất ổn của thị trường. - Tài trợ phòng ngừa: Hỗ trợ những nước bị ảnh hưởng của khủng hoảng. - Tài trợ chuyển đổi hệ thống: Đáp ứng yêu cầu tài chính của một số nước thành viên chuyển đổi hệ thống kinh tế. d. Quan hệ với Việt Nam: - Đến cuối năm 1988, Quỹ và Việt nam đã thoả thuận khoanh số nợ cũ quá hạn của Việt nam. Để giải quyết nợ cũ, Quỹ đã giúp Việt nam thành lập nhóm cho vay bắc cầu để trả nợ cũ của Quỹ, sau đó vay mới ngay để trả khoản vay bắc cầu. _ Từ tháng 10/1993, quan hệ giữa Việt nam và IMF được cải thiện rõ rệt với việc Việt nam trả xong số nợ quá hạn và với việc giải toả lệnh cấm vận của Công đồng quốc tế đối với Việt nam. _ Việt nam đã ký kết với Quỹ thoả thuận tài trợ theo thể thức cho vay dự phòng và theo chương trình chuyển đổi hệ thống. _ Ngoài ra, IMF còn giúp Việt nam nắm bắt và áp dụng các nguyên tắc quản lý tài chính tiền tệ theo cơ chế thị trường và hội nhập với cộng đồng TCQT. 2. Ngân hàng thế giới (WB) a. Cơ cấu tổ chức: - Tất cả các thành viên của IMF có thể trở thành thành viên của Ngân hàng thế giới. Cơ cấu quản lý của WB về cơ bản giống cơ cấu tổ chức của IMF. - Cơ cấu hiện hành của Nhóm ngân hàng thế giới gồm có Hội đồng Thống đốc, Ban Giám đốc điều hành, Chủ tịch, Tổng giám đốc và các cán bộ của Ngân hàng thế giới. b. Mục đích hoạt động: - Hỗ trợ sự phát triển về kinh tế và nâng cao mức sống của người dân tại các quốc gia thành viên. - Hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tại các nước đang phát triển thông qua công ty tài chính quốc tế. c. Nguyên tắc hoạt động: Dựa trên nguyên tắc phiếu bầu, quyền bỏ phiếu tại Ngân hàng thế giới được quyết định chủ yếu dựa trên vốn cổ phần. d. Các nghiệp vụ tài trợ của Ngân hàng thế giới - Cho vay đặc biệt - Cho vay lĩnh vực - Cho vay điều chỉnh cơ cấu - Cho vay tái thiết khẩn cấp e. Quan hệ giữa Ngân hàng thế giới và Việt Nam - Đối với Việt Nam, bên cạnh cung cấp tài chính, Ngân hàng thế giới còn có nhiều đóng góp trong các hoạt động về đối thoại chính sách, chủ trì các hội nghị nhóm tư vấn thường kỳ và hướng dẫn dư luận của các nhà tài trợ. Cho đến nay, ngân hàng thế giới là nhà tài trợ lớn cho Việt Nam về nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).. - Trong số các tổ chức cho vay thuộc nhóm WB, hỗ trợ chính thức dưới hình thức cho vay ưu đãi và hỗ trợ kỹ thuật của ODA cho Việt Nam chiếm vai trò chủ đạo trong mối quan hệ giữa Việt Nam với nhóm WB. - Trong hoạt động tài trợ cho Việt Nam, ngoài việc cho vay các dự án và chương trình, Ngân hàng thế giới cũng cung cấp các khoản hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam. Ngân hàng thế giới cũng cung cấp tài chính theo dự án hoặc các khoản tín dụng điều chỉnh cơ cấu và một phần nhỏ viện trợ không hoàn lại 3. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) a. Cơ cấu tổ chức - Ngân hàng phát triển Châu Á là một ngân hàng đầu tư liên quốc gia khu vực. Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng thống đốc, Hội đồng Giám đốc, Ban giám đốc đại diện điều hành. b. Mục tiêu hoạt động - Tăng trưởng kinh tế và bền vững - Phát triển toàn diện về xã hội - Quản lý thể chế và chính sách có hiệu quả - Nâng cao vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển - Hợp tác và hội nhập vùng - Bền vững về môi trường c. Các hoạt động của Ngân hàng phát triển Châu Á Hoạt động cho vay : - Theo tính chất nguồn vốn vay, các khoản vay của ADB được chia làm hai loại: + Cho vay ưu đãi từ nguồn vốn đặc biệt + Cho vay theo lãi suất thị trường từ nguồn vốn thông thường - Căn cứ vào tiêu chí thu nhập và khả năng trả nợ, các nước hội viên vay vốn của Ngân hàng phát triển Châu Á được phân thành các nhóm từ A đến C để xác định hình thức vay vốn, trong đó: + Nhóm A: gồm các nước chỉ vay từ nguồn vốn đặc biệt + Nhóm B1: gồm các nước vay phần lớn từ nguồn vốn đặc biệt và một phần từ nguồn vốn thông thường. + Nhóm B2: gồm các nước vay phần lớn từ nguồn vốn thông thường và một phần từ nguồn vốn đặc biệt. + Nhóm C: gồm các nước chỉ vay từ nguồn vốn thông thường. - Các phương thức cho vay chính của Ngân hàng phát triển Châu Á gồm: Khoản vay dự án, khoản vay chương trình, khoản vay theo ngành, hạn mức tín dụng. Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật: Ngoài các khoản vay cho dự án, chương trình, Ngân hàng phát triển Châu Á còn tài trợ cho các dự án hỗ trợ kỹ thuật bằng nguồn vốn không hoàn lại để giúp các nước hội viên chuẩn bị khoản vay, tăng cường năng lực, thể chế, xây dựng chiến lược phát triển. Hoạt động khu vực tư nhân: bao gồm đầu tư cổ phần, cho vay trực tiếp để hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển và tham gia vào quá trình tăng trưởng kinh tế ở các nước hội viên. Hoạt động đồng tài trợ và bảo lãnh: Ngân hàng phát triển Châu Á phối hợp với các nhà tài trợ khác trong các chương trình, dự án, xây dựng chiến lược phát triển và bảo lãnh cho các khoản vay khu vực công cộng hay tư nhân của các nước hội viên. d. Quan hệ giữa Ngân hàng phát triển Châu Á và Việt Nam - Hội nghị thường niên các nhà tài trợ cho Việt Nam lần thứ 10 diễn ra tháng 12/2002 đánh giá ADB trở thành nhà tài trợ lớn thứ 3 cho Việt Nam với tổng số vốn tài trợ bình quân hàng năm gần 300 triệu USD. - Nhiều dự án do Ngân hàng phát triển Châu Á tài trợ đã đóng góp vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. Câu 64: Anh (Chị) hãy trình phân biệt giữa Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và Viện trợ phát triển chính thức ODA? Nêu thực trạng tại Việt Nam trong thời gian qua? Tiêu chí Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Viện trợ phát triển chính thức ODA Khái niệm Các tổ chức, cá nhân một nước thực hiện đầu tư vốn ra nước ngoài dưới hình thức tự mình đứng ra kinh doanh hoặc hợp tác kinh doanh với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài ODA là các khoản viện trợ cho vay ưu đãi cảu các chính phủ, các hệ thống của tổ chức Liên Hiệp Quốc, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức TCQT dành cho chính phủ và các nước đang phát triển. Đặc điểm - Thực hiện bằng vốn do chủ đầu tư nước ngoài tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. - Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là DN 100% vốn nước ngoài, hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tùy thuộc tỷ lệ góp vốn của mình. - Bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư, vốn vay của doanh nghiệp - Tiếp thu được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại + Là nguồn vốn tài trợ ưu đãi của nước ngoài, các nhà tài trợ không trực tiếp điều hành dự án nhưng có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hổ trợ chuyên gia. + Nguồn vốn ODA gồm các khoản vay ưu đãi, trong đó có một tỷ lệ nhất định là viện trợ không hoàn lại. + Các nước nhận vốn ODA phải hội đủ một số điều kiện nhất định mới được nận tài trợ. + Chủ yếu dành hỗ trợ cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, giáo dục, y tế,... Hình thức - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. - Doanh nghiệp liên doanh - Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh  - Các hình thức khác: hợp đồng xây dựng-vận hành-chuyển giao (BOT),BT, BTO -Phân loại theo phương thức hoàn trả thì có: viện trợ không hoàn lại - Phân loại theo nguồn cung cấp thì có: ODA song phương, ODA đa phương - Phân loại theo mục tiêu sử dụng có: Hỗ trợ cán cân thanh toán; tín dụng thương nghiệp; viện trợ chương trình; viện trợ dự án. Ưu điểm * Đối với nước tiếp nhận vốn: + Giải quyết những khó khăn về kinh tế-xã hội + Tạo điều kiện tăng thu ngân sách dưới hình thức thu thuế. + Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế. + Giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp. + Có tác động quan trọng tới xuất nhập khẩu của nước chủ nhà. + Góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa * Đối với nước xuất khẩu FDI: + Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm + Giúp các công ty nước ngoài giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư, thu lợi nhuận cao + Giúp chủ đầu tư tìm được các nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. + Vốn vay chủ yếu dưới dạng tiền tệ, dễ chuyển thành các phương tiện đầu tư khác. + Nước tiếp nhận đầu tư toàn quyền chủ động sử dụng vốn đầu tư cho mục đích riêng của mình. + Chủ đầu tư nước ngoài có thu nhập ổn định thông qua lãi suất tiền vay, không phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của vốn đầu tư. + Nhiều nước chủ đầu tư thông qua hình thức này đã trói buộc các nước tiếp nhận đầu tư vào vòng ảnh hưởng của mình. Nhược điểm - Các nước nhận đầu tư có thể phải tiếp nhận những công nghệ và kỹ thuật lạc hậu từ đó có thể gây ra rất nhiều những thiệt hại cho nước sở tại - Các nhà đầu tư thường tính giá cao hơn hoặc bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào, gây thua thiệt cho nước nhận đầu tư. - Nước nhận đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư như giảm thuế, miễn thuế, ... từ đó có thể tạo ra sự bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước trong quá trình cạnh tranh. - Nếu nước sở tại không có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học sẽ dẫn tới đầu tư tràn lan, kém hiệu quả. Nếu đầu tư vào môi trường bất ổn về kinh tế, chính trị thì nhà đầu tư sẽ bị mất vốn. + Hậu quả sử dụng vốn thường thấp: hiệu quả sử dụng vốn vay sẽ phụ thuộc vào nước đi vay. + Đối với nước đi vay, đặc biệt là những nước chậm và đang phát triển, TDQT sẽ có thể trở thành "con dao hai lưỡi". Nếu các nước này sử dụng và quản lý nguồn vốn vay không có hiệu quả thì có thể dẫn đến tình trạng nợ nần, thậm chí mất khả năng chi trả.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docx64_cau_tctt_theo_thu_tu_de_on_tren_trang_me_5027.docx
Tài liệu liên quan